Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Các tỉnh Bắc miền Trung: Thiệt hại nặng nề do hoàn lưu bão

PV - 22:49, 06/09/2019

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 và áp thấp nhiệt đới nên từ ngày 1 đến ngày 5/9 trên địa bàn các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa to. Mưa to đã gây lũ lụt làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị do mưa to nên đến ngày 5/9 ở các địa phương đã có hơn 1.000 ngôi nhà bị ngập.

Tại huyện Hướng Hóa, nước dâng cao khiến hàng trăm ngôi nhà của các hộ dân bị ngập lụt, tập trung ở thị trấn Lao Bảo và các xã Thuận, Tân Long, Tân Thành. Riêng ở thị trấn Lao Bảo có hơn 500 ngôi nhà chìm trong nước. Cũng trên địa bàn huyện Hướng Hóa, có 30 ngôi nhà của người dân xã Thuận bị ngập hoàn toàn. Tình trạng ngập lụt cũng đang diễn ra ở các địa phương vùng đồng bằng.

Trường Tiểu học và THCS xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, Quảng Trị ngập sâu trong nước. Trường Tiểu học và THCS xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, Quảng Trị ngập sâu trong nước.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, các cấp chính quyền, ngành liên quan và cơ quan chức năng đã tiến hành sơ tán, di dời 1.047 hộ dân với 4.668 người ở vùng nguy hiểm thuộc các huyện Hướng Hóa, Đakrông và Cam Lộ. Riêng tại huyện Hướng Hóa có 931 hộ dân với 4.220 người dân đã được đưa đến nơi an toàn.

Mưa lớn kéo dài còn làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân. Theo số liệu thống kê mới nhất, toàn tỉnh hiện có 4.483ha lúa bị ngập úng; 345,4ha hoa màu bị hư hỏng nặng; 50,4ha cây trồng hằng năm bị gãy đổ, hư hại… Nhiều gia súc, gia cầm của người dân bị chết do nước cuốn trôi hoặc ngập lụt. Gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế.

Tại tỉnh Quảng Bình mưa to mấy ngày qua cũng đã gây nhiều thiệt hại cho các địa phương trong tỉnh. Các huyện miền núi như Minh Hóa, Tuyên Hóa, lũ chia cắt và cô lập nhiều nơi. Có hàng trăm ngôi nhà bị ngập sâu, đã có 2 người chết và mất tích do lũ cuốn trôi.

Toàn tỉnh Quảng Bình đã có hơn 8.000 hộ dân có nhà bị ngập lụt, có hơn 1.600 hộ bị nước lũ cô lập và chia cắt tập trung ở các huyện miền núi như Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch.. Riêng tại huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa đã có 600 nhà bị ngập. Chính quyền địa phương đã khẩn trương di dời các hộ dân lên nhà tránh lũ để đảm bảo an toàn cho người và tài sản cho Nhân dân. Mưa lũ cũng gây ngập và làm hư hỏng hơn 401ha lúa, 100ha lạc và nhiều diện tích cây hoa màu khác. Đã có 50ha diện tích nuôi cá và 5ha nuôi tôm của người dân bị lũ cuốn trôi, 21 lồng bè nuôi cá thương phẩm bị chết... thiệt hại ước tính lên đến hàng chục tỷ đồng.

Đối với Hà Tĩnh đây là địa phương nằm trong rốn lũ của khu vực. Mưa to kết hợp với thủy điện Hố Hô xả lũ từ ngày 1 đến ngày 5/9 đã gây ngập lụt nhiều nơi, đã có hơn 5.400 ngôi nhà bị ngập sâu. Hiện nay hầu hết các địa phương miền núi như Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê đều bị ngập, nhiều nơi bị chia cắt. Một số xã của các huyện vùng hạ du cũng bị ngập như TP. Hà Tĩnh, Can Lộc, Lộc Hà... Hàng ngàn ha lúa, rau màu và cây ăn quả bị hư hỏng, gây thiệt hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Đặc biệt ở bản Rào Tre, huyện Hương Khê có 7 người dân tộc Chứt vào rừng tìm lá về làm nón hiện nay vẫn còn bị mất tích, các lực lượng đang nỗ lực tìm kiếm..

Tại tỉnh Nghệ An, mưa to cũng làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân. Nhiều nơi đã xảy ra ngập lụt cục bộ gây hư hỏng cho hàng trăm ha cây trồng. Đặc biệt tình trạng sạt lở đất đá diễn ra ở khu vực miền núi như Kỳ Sơn, Tương Dương… gây khó khăn trong việc đi lại và gây chia cắt nhiều bản làng…

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.