Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Các nữ kỳ thủ Việt Nam đối đầu Thái Lan ở vòng 1 Chess Olympiad

Hoàng Minh - 11:52, 29/07/2022

Chiều nay, 29/7, Đội tuyển cờ vua nữ Việt Nam sẽ có trận ra quân đầu tiên gặp đội tuyển Thái Lan ở vòng 1 Chess Olumpiad - Giải đấu cờ vua lớn nhất thế giới. Rất tiếc tại giải đấu lần này các kỳ thủ nam không không tham gia.

Tại Olympiad 2018, nữ Việt Nam là hạt giống số 19 và đứng thứ 15 chung cuộc
Tại Olympiad 2018, nữ Việt Nam là hạt giống số 19 và đứng thứ 15 chung cuộc

Đội tuyển cờ vua nữ Việt Nam tham gia giải lần này gồm 5 người: Võ Thị Kim Phụng (Elo 2.333), Hoàng Thị Bảo Trâm (2.288), Nguyễn Thị Mai Hưng (2.223), Bạch Ngọc Thùy Dương (2.192) và Nguyễn Thiên Ngân (1.912).

Elo trung bình của Việt Nam tại Chess Olympiad lần này là 2.259, cao thứ 24. Còn về Thái Lan, họ được đánh giá thấp hơn rất nhiều khi chỉ đứng 104 với trung bình Elo là 1.535.

Olympiad cờ vua 2022 diễn ra từ 29/7 - 9/8 tại Chennai, Ấn Độ, quy tụ 1.736 kỳ thủ đến từ 186 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bảng nữ có 799 kỳ thủ đến từ 160 đoàn, riêng chủ nhà được quyền cử 3 đội tham dự. Tính theo Elo trung bình cờ tiêu chuẩn, Việt Nam đứng thứ 24, với Elo 2.259. Ấn Độ là hạt giống số một với Elo trung bình 2.486.

Các đội đều đấu 11 trận hệ Thụy Sĩ, mỗi ngày 1 trận, trừ ngày nghỉ 4/8. Ở mỗi trận, đội cử ra 4 kỳ thủ đấu trên 4 bàn cờ. Đội thắng được 1 điểm, hòa 0,5 điểm và thua không được điểm. Thời gian thi đấu là 90 phút cho 40 nước đầu tiên, 30 phút cho phần còn lại ván đấu và thêm 30 giây sau từng nước đi. Mỗi ngày thi đều diễn ra lúc 16h30, giờ Hà Nội, riêng ngày cuối 9/8 thi đấu từ 11h30.

Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.