Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Các nhà lãnh đạo ngành du lịch ra Tuyên bố tầm nhìn chung về du lịch sinh thái thế giới

PV - 09:05, 27/06/2022

Theo tin từ Tổng cục Du lịch, tiếp nối các hoạt động trong Hội nghị ngành du lịch thế giới 2022 (WTIC 2022), ngày 25/6, tại Ulsan (Hàn Quốc), các nhà lãnh đạo ngành du lịch đã ra Tuyên bố tầm nhìn chung về Du lịch sinh thái thế giới.

Các nhà lãnh đạo ngành du lịch đưa ra Tuyên bố tầm nhìn chung về du lịch sinh thái thế giới (Ảnh: TCDL)
Các nhà lãnh đạo ngành du lịch đưa ra Tuyên bố tầm nhìn chung về du lịch sinh thái thế giới (Ảnh: TCDL)

Tuyên bố được đưa ra tại Diễn đàn về chủ đề Du lịch an toàn và Du lịch sinh thái.

Diễn đàn có sự tham gia của khoảng 800 đại biểu gồm lãnh đạo ngành du lịch của một số quốc gia bao gồm Maldives, Tây Ban Nha, Iran, Việt Nam, Indonesia, Campuchia, Mông Cổ, Pakistan...; cơ quan quản lý du lịch Ulsan và các thành phố khác của Hàn Quốc; Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO); các hiệp hội, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, cơ sở đào tạo du lịch và sinh viên ngành du lịch Hàn Quốc. Đoàn Việt Nam do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu dẫn đầu tham dự Diễn đàn.

Phát biểu khai mạc, ông Song Cheol Ho - Thị trưởng tỉnh Ulsan vui mừng cho biết, Hội nghị ngành du lịch thế giới là sự kiện đầy ý nghĩa, đánh dấu là sự kiện quốc tế đầu tiên do Ulsan đăng cai kể từ sau đại dịch Covid-19. Ulsan là thành phố phát triển về công nghiệp, tuy nhiên giá trị văn hoá và thiên nhiên cũng đầy tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.

“Chúng ta nên tăng cường hợp tác quốc tế để phục hồi ngành du lịch thế giới bền vững hơn. Ulsan rất mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ vs các quốc gia, địa phương trong tương lai”, Thị trưởng tỉnh Ulsan nhấn mạnh.

Tại Diễn đàn, Giáo sư Kazem Vafadari - Giám đốc Trung tâm Quốc tế về Du lịch châu Á-Thái Bình Dương, đã có bài phát biểu thiết thực về chủ đề du lịch sinh thái. Theo Giáo sư, du lịch sinh thái trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, trở thành một công cụ hữu hiệu phát triển kinh tế, đặc biệt với các quốc gia không có thế mạnh về công nghiệp.

Giáo sư Vafadari nhấn mạnh: Du lịch chỉ có thể bền vững khi các điểm đến có thể quản lý được sức chứa du khách; giữ mức tác động của du lịch đến trong mức giới hạn để bảo vệ thiên nhiên địa phương; điểm đến duy trì được sức hấp dẫn đối với du khách; tìm kiếm các "điểm đến thay thế", chủ yếu là các điểm đến thiên nhiên; mang lại lợi ích cho cộng đồng; phục vụ đối tượng khách phù hợp với mục tiêu phát triển.

Du khách tham gia du lịch cộng đồng thường đi thăm các vườn quốc gia và khu vực, các khu vực làng quê, nông thôn. Tuy nhiên, du lịch sinh thái cũng phải đối mặt với một số thách thức chính. Đó là: lợi ích kinh tế vượt khỏi tay của cộng đồng địa phương; thu nhập du lịch không được sử dụng để phát triển lan tỏa sang những ngành liên quan...

Các đại biểu, chuyên gia cũng đã chia sẻ về các nội dung liên quan đến thách thức trong hợp tác giữa du lịch với các ngành liên quan; bảo đảm an toàn cho du khách; chính sách du lịch sau dịch; các việc cần triển khai khi mở cửa du lịch; giải pháp phát triển du lịch bền vững…

Trong khuôn khổ Diễn đàn, các nhà lãnh đạo du lịch các quốc gia đã đưa ra Tuyên bố tầm nhìn chung về du lịch sinh thái thế giới. Trong đó các bên nỗ lực bảo đảm tất cả khách du lịch trên thế giới có một môi trường du lịch an toàn; ưu tiên hàng đầu cho hỗ trợ du lịch sinh thái; cố gắng bảo tồn môi trường tự nhiên của thiên nhiên; lan tỏa sự đồng thuận của khách du lịch trên toàn cầu đối với du lịch sinh thái…/.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.