Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Các loài chim quý ở khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kon Hà Nừng

Nguyệt Anh (T/h) - 08:27, 03/10/2021

Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai vừa được công nhận thông qua phiên họp thứ 33 của Hội đồng Điều phối quốc tế Chương trình Con người và sinh quyển UNESCO diễn ra tại Nigeria từ ngày 13 đến ngày 17/9.

Chim hút mật đỏ tuyệt đẹp ở vùng rừng núi Kon Hà Nừng. Ảnh Tư liệu
Chim hút mật đỏ tuyệt đẹp ở vùng rừng núi Kon Hà Nừng. Ảnh Tư liệu

Khu Dự trữ sinh quyển thế giới là một danh hiệu do UNESCO trao tặng cho các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú và đa dạng. Khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng có tổng diện tích 413.511,67ha. Trong đó bao gồm toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và một phần diện tích của 5 huyện: Đắk Đoa, Mang Yang, Kbang, Chư Păh, Đắk Pơ và thị xã An Khê.

Khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng có hệ sinh thái rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới, núi trung bình còn tương đối nguyên vẹn. Khu Dự trữ sinh quyển này có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và duy trì sự cân bằng sinh thái của không chỉ của khu vực Tây Nguyên và mà cả khu vực Trung Trung Bộ và Đông Nam Bộ của Việt Nam.

Sau khi được công nhận, UBND tỉnh Gia Lai cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của UNESCO nhằm đảm bảo các tiêu chí và chức năng của một khu Dự trữ sinh quyển, biến khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng thành mô hình phát triển kinh tế, kết nối hài hòa bảo tồn đa dạng sinh học.

Tại khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng, giới khoa học nghiên cứu đã ghi nhận có hàng nghìn loài động thực vật phong phú, quý hiếm còn lưu giữ, nhiều loài chim quý cần phải dùng bẫy ảnh hoặc máy ảnh chuyên dụng mới có thể ghi hình được.

Một số hình ảnh về các loài chim trong khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng:

Chim hoét vàng. Ảnh TL
Chim hoét vàng. Ảnh TL
Chim khiếu mào bụng trắng. Ảnh TL
Chim khiếu mào bụng trắng. Ảnh TL
Chim chích chòe nước trán trắng. Ảnh TL
Chim chích chòe nước trán trắng. Ảnh TL
Chim xanh Nam Bộ. Ảnh TL
Chim xanh Nam Bộ. Ảnh TL
Loài chim thầy chùa đầu xám. Ảnh TL
Loài chim thầy chùa đầu xám. Ảnh TL
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.