Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Các lễ trao giải nghệ thuật mất dần sức hút

PV - 09:39, 12/04/2022

Dù đã tung ra rất nhiều chiêu trò để lôi kéo sự quan tâm chú ý của khán giả, nhưng các lễ trao giải nghệ thuật danh giá toàn thế giới vẫn chưa thể quay lại thời kỳ hoàng kim.

Nhiều lễ trao giải nghệ thuật lớn đang bị sụt giảm khán giả Ảnh: REUTER
Nhiều lễ trao giải nghệ thuật lớn đang bị sụt giảm khán giả Ảnh: REUTER

Rating sụt giảm nghiêm trọng

Nếu như ở thời kỳ huy hoàng, Lễ trao giải thưởng điện ảnh Oscar trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của hơn 55 triệu khán giả (năm 1998), thì tại Oscar lần thứ 94 vừa qua, con số này chỉ còn 15,4 triệu người đón xem. Mặc dù đã thoát cảnh thảm hại nhất trong lịch sử Oscar hồi năm ngoái (chỉ 9,85 triệu khán giả) nhờ hiệu ứng từ scandal của Will Smith, nhưng lượng người xem trực tiếp lễ trao giải Oscar 2022 vẫn còn rất thấp. Theo nhận định của AP, khán giả Mỹ đang dần “chán” với các lễ trao giải. Trong thập niên 2000, rating (chỉ số đánh giá mức độ quan tâm của khán giả) của Oscar thường dao động từ khoảng 35-45 triệu. Năm 2015, sự kiện vẫn đạt mức 37 triệu lượt xem. Và từ năm 2015, rating của Oscar đã “rơi tự do”. Chuyên gia tư vấn truyền thông Brad Adgate (Mỹ) cho rằng: “Khán giả trẻ đã không còn hứng thú với việc ở nhà để xem lễ trao giải Oscar. Tôi nghĩ sự kiện này dần trở nên lỗi thời”.

Cùng chung số phận sụt giảm rating, Lễ trao giải Quả cầu Vàng đang mất dần sức hút qua mỗi lần tổ chức. Lượng khán giả xem Lễ trao Giải Quả cầu Vàng 2021 chỉ có 6,9 triệu người, giảm 60% so với năm 2020 và trở thành buổi lễ trao giải có số lượng khán giả thấp nhất kể từ năm 2008. Thậm chí, Lễ trao giải Quả cầu Vàng vừa diễn ra đầu tháng 1 năm nay còn được nhận xét là một nốt trầm buồn trong lịch sử 79 năm của Hiệp hội Báo chí nước ngoài tại Hollywood (HFPA).

Trong khi đó, Lễ trao giải Grammy cũng không còn thu hút được lượng khán giả khổng lồ như trước đây. Số liệu từ Nielsen cho thấy, lượng người xem Grammy 2021 chỉ còn 8,8 triệu lượt xem, giảm nghiêm trọng so với con số 18,69 triệu khán giả của năm trước đó. Ngoài ra, các lễ vinh danh uy tín như Emmy, Tony, Brit… cũng phải đối mặt với lượng người xem thấp kỷ lục trong những năm gần đây.

Không dễ để phục hồi

Trong bối cảnh “lên ngôi” của các nền tảng trực tuyến, lượng người xem truyền hình nói chung giảm mạnh và độ tuổi người theo dõi loại hình này cũng tăng lên. Ngoại trừ các sự kiện thể thao lớn vốn được truyền hình độc quyền phát sóng, người xem chủ yếu chuyển sang sử dụng nền tảng phát trực tuyến để theo dõi các chương trình theo yêu cầu, bởi lợi thế chủ động thời gian và không bị quảng cáo làm phiền. Theo giới chuyên gia, các nền tảng trực tuyến đang ngày càng “chiều lòng” khán giả tốt hơn các kênh truyền hình. Chẳng hạn, nếu quan tâm thời trang thảm đỏ, người hâm mộ có thể xem clip, ảnh của các sao mặc váy dạ hội được các kênh trực tuyến đăng tải trước khi buổi lễ bắt đầu. Những khoảnh khắc đặc biệt nhất cũng dễ dàng theo dõi mà không cần phải chờ đến khi sự kiện kết thúc.

Không chỉ vậy, nhiều lễ trao giải nghệ thuật danh giá cũng bị tẩy chay bởi các bê bối đi kèm. Oscar từng nhận nhiều chỉ trích khi Roman Polanski bị cáo buộc hiếp dâm trở thành đạo diễn xuất sắc nhất, hoặc bị tẩy chay vì phong trào OscarsSoWhite… Trong khi Quả cầu Vàng cũng bị “ghét bỏ” bởi bê bối phân biệt chủng tộc và lạm quyền của Hiệp hội Báo chí nước ngoài ở Hollywood (HFPA), đơn vị tổ chức giải. Tại Grammy 2022, một bộ phận khán giả và nghệ sĩ, nhất là phụ nữ đã phản đối dữ dội vì trao giải cho đạo diễn vướng bê bối tình dục Louis C.K. Ngoài ra, các lễ trao giải cũng bị “quay lưng” bởi nội dung kéo dài lê thê, nhàm chán. Vì thế, khán giả trẻ không còn kiên nhẫn để ngồi trước màn hình để theo dõi diễn biến hàng giờ đồng hồ của các lễ trao giải nghệ thuật danh giá như Oscar, Grammy hay Quả cầu Vàng.

Giữa xu hướng khán giả trẻ không còn mặn mà với truyền hình, các đơn vị tổ chức trao giải nghệ thuật danh giá vẫn đang cố gắng đưa ra nhiều giải pháp cứu vãn rating. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ (AMPAS) đã mời ba diễn viên hài là Amy Schumer, Regina Hall và Wanda Sykes dẫn chương trình Oscar lần thứ 94 để thu hút sự chú ý. Còn Grammy 2022, lần đầu tiên trong lịch sử sự kiện này được tổ chức ở Las Vegas (Mỹ), dưới sự dẫn dắt của diễn viên hài Trevor Noah. Trong khi đó, HFPA cũng đang nỗ lực đổi mới Quả cầu Vàng thông qua việc kết nạp những thành viên từ 50 quốc gia, và đã có 29% là người da đen trong số 21 thành viên mới của tổ chức này…

Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, không dễ để các lễ trao giải danh giá “ngược dòng”, thu hút lượng khán giả khổng lồ như trước đây./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.