Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Các điểm bán hàng bình ổn giá ở Quảng Ninh: Đáp ứng nhu cầu người dân trong thời gian giãn cách xã hội

Nghĩa Hiệp - 20:23, 17/04/2020

trên khắp địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 883 điểm bán hàng bình ổn giá, thì có 296 điểm được đặt trong khu dân cư, các địa phương vùng DTTS, hải đảo

Tại các điểm bán hàng bình ổn giá, giá cả được niêm yết công khai, cam kết rẻ hơn thị trường ( Ảnh baotainguyenmoitruong.vn )
Tại các điểm bán hàng bình ổn giá, giá cả được niêm yết công khai, cam kết rẻ hơn thị trường ( Ảnh baotainguyenmoitruong.vn )

Tại các chợ dân sinh trên địa bàn TP. Hạ Long (Quảng Ninh), những ngày đầu tháng 4 giá thực phẩm có chiều hướng giảm, nhưng những ngày này lại tăng trở lại mức cũ.

Trước tình trạng các tiểu thương tại chợ dân sinh đồng loạt tăng giá, các DN cung ứng nhu yếu phẩm trên địa bàn tỉnh đã triển khai chương trình bán hàng bình ổn giá, bảo đảm nguồn hàng hóa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân, kể cả những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS.

Theo đó, trên khắp địa bàn tỉnh có883 điểm bán hàng bình ổn giá, thì có 296 điểm được đặt trong khu dân cư, các địa phương vùng DTTS, hải đảo. Các điểm bình ổn giá này bảo đảm mọi người dân Quảng Ninh đều có thể tiếp cận với nguồn nhu yếu phẩm bảo đảm cả về nguồn gốc lẫn giá cả trong những ngày giãn cách xã hội.

Với sự đa dạng nhu yếu phẩm được bày bán tại các điểm bán hàng bình ổn giá, người dân trở thành đối tượng trực tiếp được hưởng lợi trong tiêu dùng, đồng thời phía doanh nghiệp sau khi trừ chi phí vận chuyển, các khâu đóng gói vẫn có mức lợi nhuận khoảng 10%. Ông Chương Văn Dũng, chủ cửa hàng Vinmart, huyện Vân Đồn cho biết: “Doanh thu thấp nhưng bình ổn được thị trường và loại bỏ tâm lý mua hàng tại các cửa hàng, siêu thị sẽ đắt hơn ở chợ của người dân, đồng thời cũng tạo thói quen mua hàng bảo đảm chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ”.

Thời gian mở cửa bán hàng cũng được các đơn vị này điều chỉnh phù hợp để hạn chế tập trung đông người tại một thời điểm, nguồn hàng bảo đảm đủ để cung ứng kịp thời nhu cầu của công dân. Đồng thời hệ thống bán hàng qua các kênh thương mại điện tử cũng được tăng cường và thực hiện giao hàng tại nhà cho người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Các DN cam kết với Sở Công Thương và tỉnh Quảng Ninh bảo đảm hàng dự trữ tăng 3 - 5 lần bình thường, đồng thời sẵn sàng phương án mở thêm các kho để tăng lượng hàng dự trữ, chủ động bảo đảm nguồn hàng hóa tại quầy, kệ, kho để cung cấp cho Nhân dân. Sở cũng cử cán bộ thường xuyên đi kiểm tra về giá cả và số lượng hàng hóa, nhờ vậy không có tình trạng đầu cơ tích trữ thực phẩm, giảm mật độ tập trung đông người tại các chợ dân sinh, nơi có nguy cơ lẫy nhiễm Covid-19 cao”.

Hiện tỉnh Quảng Ninh tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến hết ngày 22/4, các điểm bán hàng bình ổn giá vẫn sẽ tiếp tục phục vụ người dân trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.