Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Các địa phương báo cáo tình hình dạy học trực tiếp, đảm bảo phòng chống dịch Covid-19

P. Ngọc - 14:11, 01/11/2021

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc báo cáo việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), nhằm thúc đẩy mở cửa trường học và đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trong ngành Giáo dục, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phổ chỉ đạo báo cáo tiến độ và kết quả triển khai hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục theo Công văn số 4726/BGDĐT-GDTC ngày 15/10/2021 của Bộ GD&ĐT để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, chỉ đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND cấp quận/huyện tổ chức khảo sát, đánh giá tác động của dịch Covid-19 đối với ngành Giáo dục địa phương; đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Trước mắt, đề nghị các địa phương báo cáo Bộ GD&ĐT về tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và đề xuất Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

Chỉ đạo sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT lên phương án, kịch bản xử lý tình huống khi dịch bệnh xảy ra trong trường học; kiện toàn, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên y tế trường học, đảm bảo mỗi cơ sở giáo dục đều có nhân viên y tế trực, có đầu mối cơ sở y tế phối hợp với cơ sở giáo dục và cùng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm về chuyên môn trong công tác phòng chống dịch.

Trước đó, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến 25/10, cả nước có 23 địa phương triển khai dạy học trực tiếp; 15 địa phương kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến, qua truyền hình và 25 địa phương dạy học bằng hình thức trực tuyến và qua truyền hình.

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.