Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập phát triển

PV - 20:15, 07/06/2019

Thời điểm này, nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trong cả nước đã và đang khẩn trương tổ chức đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ III năm 2019. Đại hội là dịp tổng kết, đánh giá toàn diện các kết quả đạt được trên mọi lĩnh vực kinh tế-văn hóa-xã hội, đặc biệt là việc thực hiện chính sách dân tộc tại các địa phương. Đồng thời cũng là dịp biểu dương, ghi nhận những đóng góp của các đại biểu người DTTS điển hình trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

Đăk Nông: Đại hội Đại biểu DTTS huyện Đăk Mil

Ngày 7/6 UBND huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Đăk Mil lần thứ III năm 2019. Ông Nguyễn Xuân Đức, Vụ trưởng Vụ Địa phương II UBDT dự Đại hội. Đây là Đại hội Đại biểu DTTS điểm của tỉnh Đăk Nông.

Huyện Đăk Mil là huyện biên giới tiếp giáp Campuchia với chiều dài 46km gồm 9 xã, 1 thị trấn. Huyện có 18 DTTS cùng sinh sống, với 22.578 nhân khẩu, chiếm 21%. Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS chiếm 63,56% trong tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện.

[caption id="" align="alignnone" width="907"]

Vụ trưởng Vụ Địa phương II Nguyễn Xuân Đức trao Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT cho tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác dân tộc. Vụ trưởng Vụ Địa phương II Nguyễn Xuân Đức trao Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT cho tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác dân tộc tại Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Đăk Mil.
Vụ trưởng Vụ Địa phương II Nguyễn Xuân Đức trao Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT cho tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác dân tộc tại Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Đăk Mil.

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, đời sống đồng bào DTTS trong huyện dần khởi sắc. Đồng bào các DTTS huyện Đăk Mil đã cùng chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng phát triển vững mạnh. Cuối năm 2014, toàn huyện có 1.684 hộ nghèo, đến năm 2018, giảm xuống chỉ còn 848 hộ nghèo. Đến nay toàn huyện có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới…

Công tác dân tộc, chính sách dân tộc được triển khai đầy đủ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và đạt nhiều thành quả đáng ghi nhận. Từ 2014 đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 88 căn nhà với kinh phí 5,1 tỷ đồng, góp phần giải quyết nhà ở cho hộ nghèo, người có công với cách mạng trong vùng DTTS. Trong 5 năm qua, người dân trên địa bàn huyện đã được cấp 12.000 cây trồng rừng phân tán, hỗ trợ giống bắp, cà phê, bơ, sầu riêng với tổng vốn 1,5 tỷ đồng; chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học-kỹ thuật tăng năng suất; thực hiện các chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS đúng quy định; hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo dụng cụ học tập; 100% thôn, bon có nhân viên y tế cộng đồng,…

Phát biểu tại Đại hội ông Nguyễn Xuân Đức, Vụ trưởng Vụ Địa phương II đánh giá cao thành quả kinh tế-xã hội mà các cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện Đăk Mil đã đạt được. Đặc biệt là việc thực hiện công tác dân tộc đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp đồng bào DTTS phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT, ông Nguyễn Xuân Đức trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho 2 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc trên địa bàn.

Tại Đại hội, UBND tỉnh Đăk Nông cũng tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 2 tập thể, 4 cá nhân; Ban Dân tộc tỉnh Đăk Nông tặng Giấy khen cho 3 tập thể, 5 cá nhân; UBND huyện Đăk Mil tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện cho 9 tập thể, 10 cá nhân.

Lâm Đồng: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Đam Rông

Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) vừa tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Đam Rông lần thứ III, năm 2019 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển”. Đại hội có 150 đại biểu đại diện cho 22 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn huyện về dự.

Là địa phương có 73% số hộ là đồng bào DTTS sinh sống, trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực, cố gắng vươn lên trong lao động sản xuất, đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, 100% số xã có đường nhựa vào tới trung tâm, 70% số đường giao thông liên xã, liên thôn được cứng hóa; hệ thống kênh mương thủy lợi được đầu tư xây dựng.

ác đại biểu người DTTS huyện Đam Rông chụp ảnh lưu niệm tại Đại hội. Các đại biểu người DTTS huyện Đam Rông chụp ảnh lưu niệm tại Đại hội.

Ngoài ra, thông qua các Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nhanh và bền vững, Chương trình 135, nông thôn mới, huyện Đam Rông được đầu tư hơn 250 tỷ đồng để Thời điểm này, nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trong cả nước đã và đang khẩn trương tổ chức đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ III năm 2019.nâng cấp xây dựng mới 200 hạng mục công trình điện, đường, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nước sinh hoạt, thủy lợi; hơn 60 tỷ đồng đầu tư phát triển sản xuất; nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả. Nhiều hộ đồng bào DTTS có thu nhập từ 200 đến 500 triệu đồng....

Đối với công tác xây dựng hệ thống chính trị, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người DTTS cũng được huyện chú trọng về cả trước mắt và lâu dài.

Tại Đại hội, các đại biểu đã cử 25 đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lâm Đồng, lần thứ III, năm 2019, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2019.

Dịp này, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương cho 7 cá nhân có thành tích cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc; Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng tặng Giấy khen cho 2 tập thể và 4 cá nhân đã có thành tích đóng góp trong phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, giai đoạn 2014-2019; UBND huyện Đam Rông tặng Giấy khen cho 3 tập thể và 11 cá nhân vì có thành tích thực hiện chính sách phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

NHÓM PV

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.