Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cà phê được giá, nhưng lại mất mùa

Hà Anh - 11:25, 03/12/2021

Hiện nay đang là giữa vụ thu hoạch cà phê năm 2021, mặc dù giá cà phê đang ở mức khá cao so với năm trước, nhưng niềm vui của người dân không được trọn vẹn bởi sản lượng cà phê năm nay lại sụt giảm đáng kể.

Người dân đang tích cực thu hoạch cà phê
Người dân đang tích cực thu hoạch cà phê

Huyện Đăk Hà là địa phương có diện tích trồng cà phê lớn của tỉnh Kon Tum, với hơn 9.000 ha cà phê đang cho thu hoạch. Khoảng thời gian này, không khí mùa thu hoạch cà phê rộn ràng, tấp nập khắp nơi. So với các năm trước thì, vụ cà phê năm nay bắt đầu muộn hơn và tiến độ thu hoạch cũng kéo dài hơn, bởi cà phê chín rải rác và thời tiết không thuận lợi. Sau mấy ngày mưa lớn, những ngày đầu tháng 12, tranh thủ thời tiết nắng ráo, người dân trên địa bàn huyện đang gấp rút thu hái những vườn cà phê đã chín để đảm bảo đúng thời vụ.

Điều đáng mừng là từ đầu vụ đến nay, giá cà phê luôn duy trì ở mức cao. Hiện tại, giá cà phê tươi đang được thương lái thu mua ở mức 8.200 – 8.400 đồng/kg, cà phê nhân xô được chốt ở ngưỡng 40.000 – 41.000 đồng/kg. Đây được xem là mức giá cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Giá cà phê tăng cao, là niềm động viên lớn đối với người trồng cà phê Đăk Hà sau nhiều năm liên tục rớt giá “thê thảm”.

Để giữ được giá bán cao và thương hiệu cà phê Đăk Hà, từ đầu vụ, các địa phương trên địa bàn huyện Đăk Hà đã tuyên truyền, khuyến cáo người dân không chạy theo giá thị trường, thu hái xanh làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê, chỉ thu hái khi cà phê đạt tỷ lệ quả chín từ 90% trở lên. Đồng thời, tích cực xây dựng và giữ vững liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã để ổn định đầu ra cho sản phẩm, đảm bảo lợi ích lâu dài.

Tuy nhiên, mặc dù giá cả tăng cao, nhưng theo đánh giá của người dân, năm nay năng suất cà phê lại sụt giảm hơn so với mọi năm. Vì thế, niềm vui của người trồng cà phê không thực sự trọn vẹn. Bên cạnh đó, vụ này giá phân bón, vật tư nông nghiệp, nhân công cũng tăng cao khiến chi phí sản xuất tăng cao. Theo tính toán của người dân, giá phân bón tăng từ 30 - 50%, thuốc bảo vệ thực vật tăng khoảng 10-20%, công lao động tăng khoảng 25% so với năm 2020.

Ngoài “thủ phủ” Đăk Hà thì hiện tại, các vùng trồng cà phê khác của tỉnh Kon Tum như Đăk Tô, Ngọc Hồi, Sa Thầy, TP. Kon Tum, người dân cũng đang hối hả thu hoạch. Dù sản lượng không được như ý, chi phí đầu tư tăng, nhưng giá cà phê tăng giá trở lại sau nhiều năm ở mức thấp, cũng phần nào giúp người nông dân bớt khó khăn và có thêm niềm tin, hy vọng đối với loại cây trồng này trong thời gian tới.    

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.