Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cà Mau: Nhiều bất cập trong quản lý phương tiện đánh bắt cá gần bờ

PV - 14:56, 10/08/2018

Theo quy định, những tàu cá có công suất dưới 20CV, hoặc những phương tiện phát sinh ngoài quy hoạch, hành nghề sát hại nguồn lợi biển cao như cào, te… bị cấm không cho khai thác tại vùng biển ven bờ. Tuy nhiên, việc quản lý các trường hợp này tại Cà Mau đang gặp phải nhiều khó khăn, do đối tượng khai thác hình thức này, hầu hết là những trường hợp hoàn cảnh nghèo khó, không đất sản xuất, bám víu vào biển để mưu sinh.

Để lo được cái ăn, cái mặc cho con cái, anh Lâm Văn Thông 41 tuổi, ngụ huyện Ngọc Hiển đã sắm một vỏ lãi (thuyền máy nhỏ) ra biển bắt cá. Anh Thông chia sẻ: Tôi ra biển bằng vỏ lãi, chủ yếu đăng bắt cá kèo giống để mưu sinh, hằng ngày tôi đăng được khoảng 3-5 ly cá kèo giống. Sau đó, đem vào đất liền vèo lại vài ngày trước khi bán cho thương lái”.

phương tiện đánh bắt cá gần bờ Chính quyền địa phương rất khó quản lý tàu công suất nhỏ.

Anh Thông cũng bị nhắc nhở, thậm chí là bị tịch thu phương tiện nhiều lần nhưng anh vẫn bấu víu, vì làm nghề này quen rồi. “Bị bắt riết rồi thành thói quen, đóng phạt mỗi lần 1-2 triệu đồng. Nhưng cũng phải chấp nhận, nếu không ra biển thì cuộc sống gia đình sẽ rất khó khăn”, anh Thông trần tình.

Ông Nguyễn Việt Triều, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản Cà Mau thừa nhận, đây là vấn đề đang tồn tại hiện nay, bởi nếu họ không ra biển thì sẽ không có nguồn sống, sớm muộn gì, đó cũng là gánh nặng của xã hội. Nhìn lại, hiện nay, công tác quản lý ngành thủy sản địa phương vẫn còn hạn chế, sẽ rất khó khăn để chuyển đổi ngành nghề đối với những đối tượng này.

Cũng theo ông Triều, nhóm phương tiện có công suất dưới 20 CV đã được phân cấp cho UBND cấp huyện quản lý. Tuy nhiên, về công tác quản lý chuyên môn, việc phân cấp quản lý còn nhiều khó khăn, vướng mắc đối với địa phương.

“Đơn vị cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh tính toán lại để quản lý chặt chẽ hơn. Hiện chúng tôi đang xem xét, cân nhắc có nên tiếp tục phân cấp hay rút tất cả lực lượng về trên tỉnh để quản lý. Bởi, hiện nay, Luật Thủy sản mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Khi áp dụng luật mới, đối với những tàu cá, sẽ không quản lý theo công suất nữa mà quản lý theo chiều dài. Tức là tàu cá mà dưới 6m thì không cần đăng ký, để tỉnh, huyện quản lý nữa, giao thẳng cho UBND cấp xã quản lý”, ông Triều nói.

Qua rà soát, những trường hợp đánh bắt gần bờ, đa phần thuộc diện khó khăn. Vì cuộc sống, mưu sinh hằng ngày họ ra biển đánh bắt để trang trải cho cuộc sống. Trong khi đó, nhìn tổng thể về vấn đề giải quyết việc làm hoặc chuyển đổi ngành nghề cho những đối tượng này vẫn còn bỏ ngỏ.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.