Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cà Mau: Gần 90 tỉ đồng cho mục tiêu giảm nghèo năm 2023

PV - 10:38, 07/04/2023

UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Công tác giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tối thiểu 0,8%.

Cà Mau sẽ đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ phát triển sản xuất để đạt mục tiêu giảm hộ nghèo đa chiều vào năm 2023
Cà Mau sẽ đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ phát triển sản xuất để đạt mục tiêu giảm hộ nghèo đa chiều vào năm 2023

Thống kê của UBND tỉnh Cà Mau cho thấy, năm 2022, tổng số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn 7.407 hộ, chiếm tỷ lệ 2,41%. Trong đó, có 491 hộ nghèo khu vực thành thị, chiếm tỷ lệ 0,68% trong tổng số hộ dân khu vực thành thị và 6.916 hộ nghèo khu vực nông thôn, chiếm tỷ lệ 2,94% trong tổng số hộ dân khu vực nông thôn. Hộ nghèo bảo trợ xã hội 537 hộ, chiếm tỷ lệ 7,25% trong tổng số hộ nghèo; Hộ nghèo DTTS là 1.042 hộ, chiếm tỷ lệ 8,66% trong tổng số hộ đồng bào DTTS toàn tỉnh.

Theo đó, kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới, hỗ trợ người nghèo bảo đảm mức sống tối thiểu, tăng dần khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm hài hoà giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2023. Cụ thể, năm 2023 tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tối thiểu 0,8%.

Để thực hiện đạt mục tiêu trên, tỉnh Cà Mau tập trung thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững như: Tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ về giáo dục và đào tạo, y tế, nhà ở; trợ giúp pháp lý cho người nghèo; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo. Bên cạnh đó, triển khai các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gồm: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. 

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.