Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cá kho làng Đại Hoàng

PV - 18:07, 16/01/2018

Bắt đầu từ tháng 12 âm lịch, cả làng Đại Hoàng xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam (vốn quen được gọi với tên làng Vũ Đại) đã bắt đầu kho cá để bán Tết.

Trước kia, cá kho chỉ là món ăn bình dị, “chém to, kho mặn” của các gia đình ở vùng thôn quê này. Nhưng nhờ vị thơm ngon đặc trưng mà dần dần, cá kho trở thành món đặc sản và có giá đắt đỏ.

Hiện tại, một niêu cá kho loại 1kg nguyên liệu có giá 400.000 đồng, loại niêu to 4,5 kg giá lên đến 1,1 triệu đồng. Theo các hộ gia đình ở đây, phải là cá trắm đen, to và nặng từ 3kg trở lên mới kho ngon.

Thông thường, phải 2-3 con cá tươi mới kho được một niêu. Gia vị kho cá gồm riềng, sườn lợn, kẹo đắng, ớt, nước cốt chanh… đều là cây nhà lá vườn của các khu vực quanh làng.

Bà Trần Thị Thìn, một nghệ nhân kho cá cho biết thêm, việc nêm nếm gia vị kho cá đều phải theo một quy chuẩn nhất định. Đặc biệt, niêu kho cá phải là niêu đất, loại to, tròn vành. Trước khi bỏ cá vào kho, niêu phải được luộc qua nước sôi để khử mùi.

Nồi cá kho phải đun tối thiểu 16 tiếng. Lửa luôn đều, không quá to cũng không quá nhỏ. Củi dùng để kho cá bắt buộc phải là củi nhãn, bởi loại củi này có lượng nhiệt cao, giúp cá nhừ tận xương.

Trong quá trình kho cá phải luôn có người túc trực để điều chỉnh lửa cũng như thêm nước sôi kịp thời. Đó cũng là lý do mà mọi người phải thay phiên nhau ngủ. Thậm chí có gia đình neo người phải thức trắng đêm để kho cá.

Những người dân làng cá kho này chia sẻ, nhờ nghề làm cá kho, món đặc sản bậc nhất của làng Vũ Đại, mà nhiều gia đình kiếm được vài trăm triệu mùa Tết, nhiều lao động trong làng có việc làm, có thu nhập ổn định.

BTK t/h

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.