Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Bứt phá”- Cơ hội cho phụ nữ dân tộc thiểu số

PV - 17:45, 26/06/2018

Hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là phụ nữ DTTS vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản nhất. Dự án “Bứt phá” do Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam phối hợp với Công ty P&G (Procter & Gamble), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trung tâm Phát triển Cộng đồng tỉnh Điện Biên triển khai trong thời gian hai năm 2018-2019 với nguồn kinh phí là 200.000 USD (hơn 4 tỷ VNĐ) sẽ mở ra cơ hội để phụ nữ DTTS tiếp cận dịch vụ tài chính, thúc đẩy nâng quyền kinh tế của phụ nữ DTTS.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra, chỉ 21% người lớn có tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức-mức thấp nhất trong khu vực Đông Á. Trong đó, hệ thống ngân hàng truyền thống phần lớn tập trung ở khu vực đô thị. Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính chủ yếu cho các cộng đồng DTTS là Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân. Đặc thù của các sản phẩm tài chính này khiến cho nhiều phụ nữ nghèo thuộc khu vực DTTS chưa thể tiếp cận được các dịch vụ vay và tiết kiệm cần thiết cho đời sống hằng ngày và hoạt động sản xuất của họ.

Rất cần mở rộng tiếp cận dịch vụ tài chính để nâng quyền kinh tế cho phụ nữ DTTS. Rất cần mở rộng tiếp cận dịch vụ tài chính để nâng quyền kinh tế cho phụ nữ DTTS.

 

Dự án “Bứt phá” do CARE Quốc tế tại Việt Nam, Công ty P&G, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trung tâm Phát triển Cộng đồng tỉnh Điện Biên triển khai trong thời gian hai năm 2018-2019 với nguồn kinh phí là 200.000 USD (hơn 4 tỷ VNĐ) nhằm thúc đẩy nâng quyền kinh tế của phụ nữ DTTS ở Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Bắc Kạn. Dự án dựa trên kinh nghiệm lâu năm của CARE trong việc hỗ trợ các cộng đồng DTTS ở Việt Nam tiếp cận tốt hơn các dịch vụ tài chính vi mô, sử dụng công cụ kinh điển mà CARE phát triển từ những năm 1990 là Nhóm Cổ phần Tài chính tự quản (VSLA) hay còn gọi là nhóm tiết kiệm thôn bản.

Nhóm tiết kiệm thôn bản là một phương cách tốt để trợ giúp tài chính ở cấp vi mô cho những phụ nữ người DTTS dưới hình thức một nhóm tự nguyện, cùng tiết kiệm, cho vay tự chủ và độc lập với quy chế do chính các thành viên của nhóm tự thỏa thuận với nhau. Hoạt động chính của Nhóm tiết kiệm thôn bản thông qua hình thức “mua cổ phần”. Khoản tiết kiệm này sẽ được đầu tư dưới dạng các khoản vay mà các thành viên có thể vay lại. Nhóm tiết kiệm thôn bản duy trì một quỹ tương hỗ để hỗ trợ các thành viên trong trường hợp khó khăn và khẩn cấp, tạo ra một nguồn vốn vay thường xuyên, liên tục, phù hợp với nhu cầu khác nhau của các thành viên. Lãi suất (tùy theo quy định của từng nhóm) từ các khoản vay không mất đi mà sẽ được chia lại cho các thành viên vào cuối kỳ, tùy vào số lượng cổ phần mà họ đã mua.Cơ chế này sẽ khuyến khích cả việc tiết kiệm và vay để phát triển kinh tế của các thành viên.

Có thể thấy, dự án “Bứt phá” là một trong rất nhiều dự án mà CARE Quốc tế tại Việt Nam triển khai để tăng cường quyền năng kinh tế của phụ nữ-một trong những vấn đề ngày càng được lãnh đạo và các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm trong bối cảnh thúc đẩy bình đẳng giới nói chung và tạo lực đẩy để phụ nữ đóng góp mạnh mẽ, bình đẳng hơn vào quá trình phát triển kinh tế của gia đình, cộng đồng và quốc gia.

Không chỉ giúp phụ nữ DTTS có thể hỗ trợ tài chính cho nhau, sự tham gia vào các Nhóm tiết kiệm thôn bản còn giúp những người phụ nữ tăng thêm tự tin vào bản thân, hiểu hơn các quyền hợp pháp của mình và tham gia tích cực hơn vào các quyết định trong gia đình và cả cộng đồng.

“Các nghiên cứu trên của CARE cho thấy, vẫn còn cách biệt khá xa giữa phụ nữ DTTS và các nguồn lực, nhân tố giúp họ nâng cao quyền năng kinh tế. Do đó, dự án “Bứt phá” được triển khai nhằm hỗ trợ phụ nữ DTTS và gia đình cải thiện an sinh thông qua việc mở rộng tiếp cận dịch vụ tài chính. Cụ thể, phụ nữ và gia đình sẽ gia tăng tiết kiệm thông qua mô hình VSLA; tăng cường khả năng quản lý tài chính cho chi tiêu và sản xuất của gia đình”-ông Lê Xuân Hiếu, Giám đốc dự án thuộc CARE cho biết.

Bà Lê Thị Tuyết Mai, Giám đốc Truyền thông Công ty P&G Việt Nam chia sẻ: Với nguồn kinh phí 200.000 USD (hơn 4 tỷ VNĐ) từ P&G, Dự án “Bứt phá” sẽ triển khai trong thời gian hai năm 2018-2019 với mục tiêu sẽ lập được 250 Nhóm tiết kiệm thôn bản với khoảng 7.500 thành viên. Dự án “Bứt phá” còn là một trong những hoạt động phối hợp thuộc chiến dịch We See Equal-“Chúng tôi thấy bình đẳng”-của Tập đoàn P&G. Chiến dịch này được khởi xướng và thực hiện trên quy mô toàn cầu, cổ vũ cho một môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập để nữ giới có điều kiện phát triển tối đa năng lực của họ.

Mô hình Nhóm tiết kiệm thôn bản được xây dựng bởi tổ chức CARE Quốc tế tại Nigeria từ năm 1991. Cho tới nay, mô hình này đã đem lại nhiều tác động tích cực trong xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế của phụ nữ. Mô hình này đã được nhân rộng tại nhiều quốc gia ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latin, với hơn 200.000 nhóm ở 35 quốc gia, thu hút hơn 12 triệu thành viên, 70% số đó là phụ nữ. Ở Việt Nam, CARE đã triển khai gần 300 dự án ở hơn 40 tỉnh, thành trên cả nước.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.