Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bưởi ngọt trên đất Khánh Vĩnh

PV - 13:52, 02/07/2018

Trồng cây gì, nuôi con gì mang lại hiệu quả kinh tế luôn là vấn đề nan giải đối với các huyện miền núi. Trăn trở mãi, cuối cùng người dân huyện miền núi Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cũng tìm được cho mình loại cây trồng thích hợp. Trên mảnh đất bán sơn địa ấy, các loại cây ăn quả, đặc biệt là bưởi da xanh đang đem lại tín hiệu lạc quan cho kinh tế hộ gia đình.

Cây bưởi đã giúp cho nhiều người dân ở huyện miền núi Khánh Vĩnh đổi đời. Cây bưởi đã giúp cho nhiều người dân ở huyện miền núi Khánh Vĩnh đổi đời.

 

Chúng tôi đến thăm vườn bưởi rộng hơn 2ha, nằm bên bờ sông Khánh Lê của ông Nguyễn Văn Thanh ở thôn Hòn Dù, xã Khánh Nam, vào giữa mùa khô nhưng nhờ được chăm sóc kỹ nên những cây bưởi trên 10 năm tuổi vẫn xanh tốt, mỡ màng. Ông Thanh vui vẻ cho biết: “Cách đây hơn 10 năm, huyện có chính sách trợ giá giống cây bưởi. Tôi mua 80 cây để trồng. Ban đầu chỉ định trồng thay rẫy tạp xem sao, nhưng bây giờ, 80 cây bưởi đang là thu nhập chính của gia đình”.

Theo ông Thanh, bưởi sau độ 4 năm trồng bắt đầu cho thu hoạch, đều đặn quanh năm. Bình quân, 1 cây bưởi khi đã thu hoạch cho người trồng thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng/năm. Nhờ trồng bưởi mà mỗi năm gia đình ông Thanh thu về 250-300 triệu đồng.

Xã Khánh Trung, cũng là một trong những xã có diện tích bưởi lớn nhất huyện Khánh Vĩnh hiện nay. Ông Hoàng Văn Tòng, dân tộc Tày, quê ở Lạng Sơn, chuyển vào xã lập nghiệp từ năm 2008. Khi mới vào, ông Tòng chỉ trồng mì, mía, đào ao thả cá, nhưng thu nhập không đáng kể. Năm 2009, một dự án hỗ trợ cây trồng được triển khai, ông Tòng xin 12 cây bưởi da xanh về trồng quanh nhà.

“Ý định của mình là trồng để lấy bóng mát, nếu có quả thì ăn. Nhưng sau 4 năm, khi cây cho trái đều đặn, ăn không hết, mình mang đi bán. Không ngờ bưởi bán được giá, cao hơn nhiều so với củ mì, cây mía. Vì thế, tiền bán bưởi được bao nhiêu, mình tiếp tục mua giống, phân bón chuyển dần sang trồng bưởi. Đến nay, mình đã có hơn 2ha bưởi da xanh, cho thu nhập ổn định”, ông Tòng cho biết thêm.

Thời gian qua, nhiều người dân là đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh cũng đã bắt đầu làm quen với cây trồng mang lại hiệu quả cao này. Đến thăm gia đình anh Cao Nhường, một hộ đồng bào dân tộc Raglai ở thôn Giòng Cạo, xã Khánh Thành, nhìn hàng trăm gốc bưởi đang bước sang năm thứ 3 tươi tốt, chúng tôi không khỏi bất ngờ trước cơ ngơi mà vợ chồng anh gây dựng nơi đây.

Anh Nhường cho biết: “Trước đây, gia đình có trồng thử nghiệm một ít cây bưởi. Trái nhiều lắm. Đến đầu năm 2016, Nhà nước hỗ trợ giống, phân bón cho gia đình mở rộng diện tích, số cây bưởi trong vườn tăng lên hàng trăm cây. Thấy hiệu quả, vợ chồng tôi quyết định đưa bưởi lên rẫy. Tại đây tôi đã trồng được 200 gốc sầu riêng, 200 gốc cam xoàn, 100 gốc bưởi da xanh và 1,5ha chuối xen vào diện tích cây ăn trái”.

Ông Lương Nguyễn Nhật Trường, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Khánh Vĩnh cho hay: Từ nguồn kinh phí dự án Y tế Hà Lan, chúng tôi đã phối hợp với UBND xã Khánh Thành tổ chức triển khai hỗ trợ trồng bưởi da xanh theo hướng VietGAP cho 14 hộ đồng bào DTTS, với quy mô 7ha tại thôn Gia Rú và Giòng Cạo. Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ 100% giống, 50% vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật... Hằng năm, xã Khánh Thành đều tranh thủ các đơn vị đỡ đầu để xin hỗ trợ vật tư nông nghiệp, máy bơm nước giúp người dân chăm sóc cây tốt hơn. Nhờ đó, cây bưởi nơi đây phát triển tốt, hiện đang ở giai đoạn vươn cành, tạo tán sau hơn 2 năm trồng.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh cho biết: Trên địa bàn huyện có nhiều người đổi đời nhờ trồng bưởi nên diện tích được mở rộng. Tính đến nay, toàn huyện có gần 500ha bưởi da xanh.

Với hiệu quả kinh tế đạt được từ các loại cây trồng này, địa phương đã và đang tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ đầu tư vào các khâu thủy lợi, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tìm kiếm phát triển thị trường, đổi mới tổ chức sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực và chính sách đầu tư… nhằm mục tiêu đưa Khánh Vĩnh trở thành vùng chuyên canh cây ăn quả nói chung và cây bưởi da xanh nói riêng của tỉnh Khánh Hòa.

Đạt Thành Nhân

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.