Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ công chức, viên chức

PV - 15:31, 03/07/2018

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Quyết định số 771/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025".

Đối tượng của Đề án là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ cấp cơ sở tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 4 nhóm đối tượng từ cấp Trung ương đến địa phương.

Nâng cao, cập nhật kiến thức, văn hóa dân tộc cho cán bộ làm công tác dân tộc là việc làm cần thiết. Nâng cao, cập nhật kiến thức, văn hóa dân tộc cho cán bộ làm công tác dân tộc là việc làm cần thiết.

 

Mục tiêu chung của Đề án nhằm nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số.

Đề án nhằm góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế-xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Đến năm 2025, tối thiểu 90% cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 1, 2 của bộ, ngành Trung ương được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc; tối thiểu 90% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, 4 của bộ, ngành Trung ương được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc; tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 2, 3, 4 của địa phương được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc; tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

Đề án cũng đề ra nhiệm vụ, giải pháp như tổ chức biên soạn tài liệu, bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, quản lý và có năng lực, phương pháp sư phạm, xây dựng đội ngũ giảng viên hữu cơ, giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên có kinh nghiệm, am hiểu về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc, công tác dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số...

Ủy ban Dân tộc là cơ quan thường trực của Đề án, có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc xác định cụ thể các nhóm đối tượng thực hiện bồi dưỡng.

PHƯƠNG ANH

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.