Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bộ Y tế chưa nhận hồ sơ phê duyệt nhập khẩu vắc xin COVID-19 của Vimedimex

PV - 10:30, 18/04/2021

Trước thông tin Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex đề nghị nhập khẩu vắc xin COVID-19 do Công ty Moderna sản xuất, Bộ Y tế khẳng định chưa nhận được hồ sơ, chưa phê duyệt cho công ty này.

Vắc xin phòng COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Vắc xin phòng COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN

Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về việc nhập khẩu vắc xin Moderna của Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex. Liên quan đến nội dung này, chiều 17/4, Bộ Y tế cung cấp thông tin như sau:

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 19/02/2021, Bộ Y tế đã ban hành các Công văn số 1438/QLD-KD ngày 23/02/2021 và số 2511/QLD-KD ngày 23/03/2021 yêu cầu các cơ sở sản xuất thuốc; xuất khẩu, nhập khẩu thuốc về việc tăng cường, đa dạng hoá nguồn cung vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam.

Trên cơ sở đó, nhiều doanh nghiệp đã có văn bản gửi về Bộ Y tế thông báo về việc đã tìm kiếm, liên hệ với các nguồn cung ứng vắc xin phòng COVID-19 (AstraZeneca, Pfizer, Johnson & Johnson, Sputnik V, Moderna, Sinovac, Curevac…) nhập khẩu từ các nước Anh, Mỹ, Liên bang Nga, Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc…

Bộ Y tế hoan nghênh nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung ứng vắc xin đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và đúng nguồn gốc xuất xứ để cung cấp vào Việt Nam trong thời gian sớm nhất theo đúng quy định của pháp luật. Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế là đơn vị trực tiếp hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục nhập khẩu vắc xin phòng, chống dịch COVID-19 về Việt Nam.

Căn cứ hồ sơ, tài liệu do các doanh nghiệp cung cấp, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện 2 loại vắc xin phòng COVID-19 là COVID-19 Vắc xin AstraZeneca và SPUTNIK V cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việc xem xét, phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 được Bộ Y tế thực hiện theo đúng quy định.

Đến nay, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) mới chỉ nhận được các văn bản của Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex thông báo về chủ trương tìm kiếm đối tác cung ứng vắc xin phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (Moderna) để nhập khẩu về Việt Nam và chưa nhận được hồ sơ của Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex đề nghị phê duyệt vắc xin phòng COVID-19 do Công ty Moderna sản xuất.

Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước có thông tin về các vụ gian lận, lừa đảo trong việc mua bán vắc xin phòng COVID-19 trên thế giới và tại Việt Nam.

Ngày 10/3/2021, Bộ Y tế đã có thông báo khuyến cáo các cơ quan, tổ chức khi nhận được các thông tin, đề nghị, hợp tác về việc cung cấp vắc xin phòng COVID-19 cần thận trọng, chủ động xác thực, kiểm chứng thông tin, đảm bảo an toàn pháp lý, tài chính và thương mại.

Cục Quản lý Dược Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ vắc xin phòng COVID-19 theo điều 67 Nghị định 54/2017/ND-CP hướng dẫn thi hành Luật Dược năm 2016, đảm bảo vắc xin được phê duyệt đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.