Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Mai Tiến Dũng đối thoại với Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản

PV - 08:47, 14/12/2017

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính đã có cuộc đối thoại với Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản, chiều 13/12.

Hội nghị có sự tham dự của Đại sứ, Công sứ Nhật Bản tại Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JBAV) tại Việt Nam và nhiều doanh nghiệp.

Có 4 vấn đề đang được các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, đó là: Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động nước ngoài, quy định xử lý nước thải trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường, quy định về nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng và việc nhập khẩu ô tô theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, cần phải hiểu cho đúng Nghị định 116. Tư tưởng của Nghị định này là vừa bảo vệ cho nhà sản xuất, vừa bảo vệ người tiêu dùng. Bộ trưởng nêu rõ, việc yêu cầu nhà nhập khẩu phải có bảo hành, bảo dưỡng là để gắn trách nhiệm của nhà nhập khẩu đối với người tiêu dùng. Đối với kiểm tra từng lô hàng, Bộ trưởng lưu ý cần tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu, sản xuất, nếu cùng lô hàng, không có sự thay đổi thì thuận lợi hơn cả là hậu kiểm và đánh giá tuân thủ pháp luật.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định những vướng mắc mà các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra sẽ được các cơ quan chức năng của Việt Nam xem xét, sớm bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Mục tiêu đưa ra năm 2018 là nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí và tháo gỡ khó khăn về cơ chế, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh.

Các doanh nghiệp Nhật phát biểu tại hội nghị. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Các doanh nghiệp Nhật phát biểu tại hội nghị. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 

Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông báo với các nhà đầu tư Nhật Bản, vừa qua, môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã được thăng hạng rất mạnh theo đánh giá của các tổ chức quốc tế.

Trong năm 2017, tại Việt Nam đã có tới 120.000 doanh nghiệp thành lập mới – con số kỷ lục từ trước tới nay, số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng dự kiến lên tới 36 tỷ USD, tăng hơn 50% so với năm 2016, chứng tỏ môi trường kinh doanh của Việt Nam đã cải thiện mạnh.

Các đại biểu dự hội nghị cùng vỗ tay khi từng vấn đề vướng mắc được giải quyết. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Các đại biểu dự hội nghị cùng vỗ tay khi từng vấn đề vướng mắc được giải quyết. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 

Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam chưa hài lòng với kết quả này và sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp, triển khai các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Việt Nam mong muốn sẽ có làn sóng đầu tư từ Nhật Bản và Nhật Bản sẽ sớm trở thành quốc gia đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam từ vị trí số 2 hiện nay.

Theo chinhphu.vn

Tin cùng chuyên mục