Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bộ trưởng Bộ Công an trả lời về giải pháp giải quyết vấn đề pháp lý đối với người dân di dân tự phát tại Tây Nguyên

Hoàng Quý - 14:26, 07/11/2023

Sáng 07/11, trong phiên chất vất và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội liên quan đến lĩnh vực nội chính, tư pháp.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn

Đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng) cho biết, người dân di dân tự phát tại Tây Nguyên là người có nguồn gốc người Việt Nam chưa được xác định quốc tịch Việt Nam đang sinh sống trên đất nước, tại đất rừng tự nhiên hơn 20 năm. Đến nay, những người này không có giấy tờ về đất đai, giấy tờ tuỳ thân.

Đại biểu đề nghị Chính phủ, Bộ Công an giải quyết căn cơ về vấn đề pháp lý nhằm dứt điểm tình trạng trên trong thời gian tới nhằm bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở, ở các tỉnh miền núi ngày càng tốt hơn.

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, hiện nay Bộ Công an đã xác định 100% mã số định danh cho công dân trên toàn quốc, đặc biệt là xác định hộ khẩu cùng một số hoạt động để tiếp tục cấp cho công dân các giấy tờ, đặc biệt là căn cước. Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, trường hợp con lai, người không có quốc tịch hoặc người từ trước đến giờ chưa có một loại giấy tờ gì thì cần chúng ta phải có cơ sở xác định để đánh giá. Bộ trưởng cho biết, đối với những công dân chưa có chỗ ở hợp pháp, ví dụ ở Tây Nguyên, tình hình dân cư di cư vào Tây Nguyên rất lớn, mà vấn đề đất đai ở Tây Nguyên lại rất phức tạp…

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, nếu chưa xác định được vị trí, chỗ ở hợp pháp của người dân thì theo quy định của pháp luật chưa có hộ khẩu. Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng, để giải quyết các vấn đề, cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, các ngành, để cùng xác định được vấn đề chỗ ở, giải quyết được vấn đề căn cơ về đất đai.

Các đại biểu tham dự phiên chất vấn
Các đại biểu tham dự phiên chất vấn

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an, đại biểu Đào Chí Nghĩa (Đoàn ĐBQH tỉnh Cần Thơ) cho rằng, hiện nay tình hình thông tin cá nhân bị lộ lọt số điện thoại, họ tên, địa chỉ, số căn cước công dân, số tài khoản cá nhân của người dân đang rất phổ biến. Bên cạnh đó, người dân còn nhận các thông tin, tin nhắn lừa đảo, các đường link giả mạo, bị làm phiền vì các cuộc gọi mời chào, giới thiệu các loại dịch vụ khác nhau. Xin hỏi Bộ trưởng có giải pháp gì để giải quyết tình trạng vừa nêu trong thời gian tới.

Trả lời chất vấn đại biểu Đào Chí Nghĩa liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân là vấn đề rất quan trọng, đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân ở Việt Nam rất nghiêm trọng. “Trong năm 2023, Bộ Công an chúng tôi đã phải cảnh báo, xử lý hàng chục triệu vụ việc có liên quan đến xâm phạm cơ sở dữ liệu cá nhân”, Bộ Trưởng Tô Lâm cho hay.

Bộ Trưởng Tô Lâm cho biết, ý thức của người dân trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân hiện nay cũng chưa cao. Cụ thể người dân có thể sẵn sàng cung cấp các thông tin cá nhân cho người khác.

Hiện Bộ Công an đang chỉ đạo thực hiện một số giải pháp. Trong đó, khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý, đề xuất xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để trình Quốc hội xin cho ý kiến. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trọng tâm là tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật An ninh mạng và Nghị định 13 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đặc biệt, xác định và thực hiện nghiêm trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được quy định chặt chẽ trong luật và Nghị định này.

Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, chủ động không cung cấp các thông tin nếu không được pháp luật quy định ban hành…

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận