Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bộ Thông tin và Truyền thông tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về chủ quyền biển, đảo

Hoàng Quý - Hồng Phúc - 00:49, 26/04/2023

Chiều 25/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến chính sách pháp luật về chủ quyền biển đảo. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo và chuyên viên các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh phía Bắc, cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại, thông tin báo chí - xuất bản, các phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

TS. Trần Công Trục, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) phát biểu tại Hội nghị
Ts. Trần Công Trục - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, Ts. Trần Công Trục - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) trình bày về “Tình hình thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong những năm gần đây”. Theo Ts. Trần Công Trục, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý, lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo đó, Ts. Trần Công Trục đề nghị đưa thông tin cần thận trọng khi sử dụng các tài liệu lịch sử, bản đồ có liên quan đến 2 quần đảo. Bởi vì không phải bất cứ tư liệu lịch sử và bản đồ nào cũng đều có giá trị pháp lý để chứng minh và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này. Chỉ có những tư liệu lịch sử và bản đồ có giá trị pháp lý (nghĩa là các tư liệu do hệ thống tổ chức Nhà nước có thẩm quyền ban hành) mới được coi là những chứng cứ pháp lý.

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Tiếp theo đó, các đại biểu đã được nghe Trung tá, Ts. Nguyễn Thanh Minh - Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) trình bày về “Vị trí, vai trò quan trọng của biển và đại dương; chính sách, pháp luật của Việt Nam về biển và hải đảo; lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông”.

Trung tá Nguyễn Thanh Minh khẳng định, biển và đại dương luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia cũng như sự phát triển các lĩnh vực kinh tế biển đối với các quốc gia, dân tộc ven biển đảo, quốc gia quần đảo và quốc gia đảo. Đồng thời, biển đảo đóng vai trò quan trọng đối với các quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo trong khu vực và trên thế giới qua các phương diện quốc phòng, an ninh, kinh tế biển và hợp tác quốc tế về biển.

Việt Nam là quốc gia biển, biển và hải đảo có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Xuất phát từ vị trí, vai trò của biển và hải đảo, Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đều xây dựng và thực thi chính sách biển, có những giai đoạn chính sách biển đã thể hiện được sự đồng bộ và có hiệu quả, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Đây là nội dung cần thiết đối với quá trình xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.