Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bổ sung địa điểm tập kết ra Bắc cuối năm 1954 đầu năm 1955 tại bờ Nam Sông Đốc vào Danh mục Di tích quốc gia

Thanh Nguyên - 20:16, 22/05/2024

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ban hành Quyết định số 132/QĐ-BVHTTD về việc bổ sung Địa điểm tập kết ra Bắc cuối năm 1954 đầu năm 1955 tại bờ Nam Sông Đốc vào Danh mục Di tích quốc gia.

Địa điểm tập kết ra Bắc cuối năm 1954 đầu năm 1955 tại Sông Đốc, Cà Mau. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Cà Mau)
Địa điểm tập kết ra Bắc cuối năm 1954 đầu năm 1955 tại Sông Đốc, Cà Mau. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Cà Mau)

Theo đó, bổ sung Di tích Địa điểm tập kết ra Bắc cuối năm 1954 đầu năm 1955 tại bờ Nam Sông Đốc, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau vào Danh mục Di tích quốc gia . Các địa điểm thuộc Xứ ủy Nam bộ - Trung ương Cục miền Nam (giai đoạn từ cuối năm 1949 đến đầu năm 1955), tỉnh Cà Mau (xếp hạng tại Quyết định số 3995/QĐ-BVHTTDL ngày 11/10/2010 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL).

Tại Quyết định, Bộ VHTT&DL yêu cầu UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Địa điểm tập kết ra Bắc cuối năm 1954 đầu năm 1955 tại bờ Nam Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) là nơi diễn ra cuộc tiễn đưa đầy lưu luyến với lời hẹn ngày tái ngộ sau 2 năm, nhưng không ngờ đó là cuộc tiễn đưa kéo dài hơn 2 thập kỷ, cách cửa Sông Đốc khoảng 2 km. Trải qua cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cùng với sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, giờ đây những yếu tố gốc của di tích gần như không còn nữa, ngay cả địa hình và cảnh quan thiên nhiên cũng đã thay đổi theo thời gian.

Hiện nay, Địa điểm tập kết ra Bắc cuối năm 1954 đầu năm 1955 tại bờ Nam Sông Đốc, tọa lạc tại khóm 6B, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, trên khu đất có diện tích 2.000 m2.

Địa điểm tập kết ra Bắc cuối năm 1954 đầu năm 1955 tại bờ Nam Sông Đốc là một trong những địa điểm tập kết ra Bắc cuối cùng của ta. Đây là sự kiện lịch sử quan trọng của quân, dân Nam Bộ. Trong thời gian 200 ngày chuyển giao tập kết tại tỉnh Cà Mau, ta có điều kiện xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng về mọi mặt, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Đó cũng là nền tảng để Đảng ta chỉ đạo, hình thành nhiều căn cứ kháng chiến, xây dựng hệ thống căn cứ địa liên hoàn, tạo thế đứng vững chắc cho lực lượng kháng chiến đến thắng lợi về sau.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.