Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bộ luật Lao động (sửa đổi): Cần nghiên cứu, đánh giá kỹ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động

PV - 10:51, 17/06/2019

Bộ luật Lao động (sửa đổi) là dự án luật rất quan trọng, thể chế hóa đường lối chỉ đạo của Đảng, thực thi tinh thần Hiến pháp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tác động sâu sắc đến đổi mới quản lý nhà nước về lao động. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội đã dành sự quan tâm, thảo luận về dự án Luật này. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển trích lược ý kiến phát biểu của một số đại biểu về vấn đề này.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước): Lao động người DTTS cần được nghỉ thêm ngày Tết cổ truyền của dân tộc mình

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước).

Về nghỉ Lễ, Tết, Luật có quy định: “Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong những ngày Lễ, Tết”. Việt Nam là quốc gia với 54 thành phần dân tộc, mỗi dân tộc có một nền văn hóa với bản sắc, phong tục tập quán riêng, góp phần hình thành nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng trong thống nhất. Song song với Tết Cổ truyền ở Việt Nam, các DTTS số đón Tết Nguyên đán theo phong tục dân tộc mình. Vào dịp này, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và các cấp ở địa phương đều có hoạt động thăm hỏi và chăm lo Tết cho đồng bào DTTS. Đây là nguồn động viên lớn, là sự tiếp lửa đặc biệt đối với các DTTS ở Việt Nam.

Thực tế, ngày Tết của các DTTS lại diễn ra vào thời điểm khác nhau trong năm và địa phương cũng linh hoạt để cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS được nghỉ dịp này trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, đối với người lao động là người DTTS đang làm việc tại các doanh nghiệp lại khó thực hiện hơn do chưa có văn bản luật quy định. Nhiều trường hợp xin nghỉ trong dịp Tết của dân tộc mình bị xem là vô tổ chức, vô kỷ luật, phá vỡ hợp đồng

lao động, làm ảnh hưởng quan hệ lao động và quyền lợi của người lao động. Tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định: “Lao động là người DTTS ở Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại Khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết Cổ truyền của dân tộc mình”.

Đại biểu Phùng Thị Thường (Vĩnh Phúc): Tăng lương, giảm giờ làm để tăng thời gian nghỉ ngơi.

Đại biểu Phùng Thị Thường (Vĩnh Phúc). Đại biểu Phùng Thị Thường (Vĩnh Phúc).

Xu hướng tiến bộ của thế giới hiện nay là tăng lương, giảm giờ làm để tăng thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, chúng ta phải tính toán trong mối tương quan thời gian làm việc chính thức với thời gian tái tạo sức lao động cho người lao động, nhằm đảm bảo tối ưu hóa mặt tích cực và hạn chế thấp nhất mặt tiêu cực của việc làm thêm giờ.

Trên cơ sở các nghiên cứu và đánh giá tác động về kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư và nhu cầu của doanh nghiệp, nhu cầu sức khỏe và thu nhập của người lao động, tôi thống nhất việc xem xét, mở rộng khung thoả thuận làm thêm giờ như trong dự thảo Bộ luật Lao động, nhưng chọn 1 trong 2 phương án mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị. Việc quy định trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động lũy tiến như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề nghị nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động và khắc phục tình trạng doanh nghiệp không tuyển dụng lao động phù hợp với quy mô và năng lực để trốn tránh nghĩa vụ mà huy động làm thêm giờ.

Cùng với quy định mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ, tôi đề nghị xem xét việc giảm thời gian giờ làm việc bình thường. Đây là xu hướng chung trên thế giới, dựa trên sự phát triển của năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng lao động và phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhưng vẫn duy trì được khả năng tái tạo sức lao động cũng như quỹ thời gian chăm sóc gia đình và tham gia các hoạt động xã hội của người lao động.

Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang): Cần đánh giá tác động xã hội về tuổi nghỉ hưu

Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang)

Về tuổi nghỉ hưu, đây là vấn đề lớn liên quan đến hàng chục triệu người lao động, tôi vẫn còn thấy băn khoăn và đề nghị Chính phủ cũng cần cân nhắc kỹ hơn về tuổi nghỉ hưu như trong dự thảo Luật trình Quốc hội. Vì trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang thực hiện tinh giản biên chế quyết liệt. Vấn đề về giải quyết việc làm cho sinh viên ra trường, việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động đang rất khó khăn. Theo thống kê, cả nước mỗi năm vẫn có hơn 1 triệu lao động thất nghiệp, để lại hậu quả cho xã hội là rất lớn. Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đang tăng lên, nhưng bệnh tật ngày càng nhiều, tức là tuổi thọ cao nhưng không khỏe, hơn nữa ở nước ta đặc thù lao động phần lớn là lao động nặng nhọc, cơ bắp, không phù hợp với lao động khi tuổi đã cao. Tôi đề nghị Ban soạn thảo đánh giá thêm về vấn đề này cho rõ ràng hơn. Đây là một nội dung cơ bản, quan trọng ảnh hưởng và liên quan đến quyền lợi và lợi ích của người lao động.n

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.