Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bộ GD&ĐT công bố kho bài giảng điện tử phục vụ dạy và học trực tuyến

Cát Tường - 10:38, 11/09/2021

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã giới thiệu địa chỉ các nguồn tài nguyên số (gồm bài giảng điện tử, học liệu số tham khảo) do Bộ GD&ĐT, các tổ chức và cộng đồng giáo viên cung cấp nhằm hỗ trợ học sinh, giáo viên và phụ huynh triển khai học trực tuyến.

Các nguồn bài giảng, học liệu số phục vụ dạy học trực tuyến.
Các nguồn bài giảng, học liệu số phục vụ dạy học trực tuyến.

Theo đó, nguồn tài liệu này gồm: Một số bài giảng minh họa cho lớp 1 (bao gồm hệ thống các bài giảng minh họa giúp nhà trường phối hợp với phụ huynh tổ chức dạy học cho học sinh lớp 1).

Một số bài giảng minh họa cho lớp 2 (bao gồm hệ thống các bài giảng minh họa giúp nhà trường phối hợp với phụ huynh tổ chức dạy học cho học sinh lớp 2).

Hướng dẫn dạy học trực tuyến: Bao gồm các tài liệu, video giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến, công cụ số hỗ trợ dạy học, kinh nghiệm sử dụng và triển khai... được lựa chọn từ cộng đồng giáo viên giúp giáo viên tham khảo trong lựa chọn phần mềm và tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả.

Kho học liệu số các môn học: Kho học liệu số là sản phẩm hợp tác giữa Hệ Tri thức Việt số hóa với Bộ GD&ĐT nhằm tập hợp các nguồn tài nguyên số từ cộng đồng giáo viên và xã hội để chia sẻ dùng chung trong ngành Giáo dục. Tài nguyên số bao gồm: bài giảng e-learning, bài giảng đã dạy trên truyền hình và các tài nguyên số khác.

Theo Bộ GD&ĐT, nội dung các nguồn tài nguyên này sẽ được Bộ GD&ĐT tiếp tục xây dựng, tổng hợp từ các nguồn khác và liên tục được cập nhật để hỗ trợ các thầy cô, phụ huynh và nhà trường.

Học sinh, giáo viên và phụ huynh có thể tham khảo các nguồn tài nguyên số trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT tại địa chỉ https://moet.gov.vn.

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.