Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bộ đội Biên phòng Tây Nam bộ: Nhiều hoạt động tích cực trong công tác dân tộc, tôn giáo

PV - 22:25, 29/04/2019

Xác định thực hiện tốt công tác tôn giáo, dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) khu vực Tây Nam bộ luôn phát huy vai trò đoàn kết, phối hợp với chính quyền các cấp, triển khai thực hiện tốt nhiều hoạt động, nhiệm vụ chính trị của đơn vị và địa phương.

Ghi nhận tại địa bàn tỉnh An Giang, địa phương có hơn 530 cơ sở thờ tự hợp pháp, có gần 590 chức sắc và gần 3.400 chức việc và nhiều cơ sở chưa được công nhận. Tại đây, lực lượng Biên phòng tỉnh đã phối hợp phát huy tối đa vai trò của Người có uy tín, các vị chức sắc, chức việc… đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động Nhân dân khu vực biên giới, vùng đồng bào dân tộc Khmer đã hiểu rõ chính sách Đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước.

[caption id="attachment_35862" align="alignnone" width="897"]

Đại tá Nguyễn Song Hào, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Sóc Trăng tặng quà chùa Tăng Du, xã Lạc Hòa thị xã Vĩnh Châu nhân dịp Tết Chol Chnăm Thmây 2019. Đại tá Nguyễn Song Hào, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Sóc Trăng tặng quà chùa Tăng Du, xã Lạc Hòa thị xã Vĩnh Châu nhân dịp Tết Chol Chnăm Thmây 2019.

Thượng úy Đặng Quyết Tiến, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng Đồn Biên phòng Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, chia sẻ: Trong quá trình tuyên truyền vận động, bản thân tôi và anh em trong Đội đặc biệt chú trọng bám sát cơ sở, thực hiện phương châm “Nghe dân nói. Nói dân hiểu. Làm dân tin”. Thường xuyên gặp gỡ những Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer và các chức sắc tôn giáo để cùng chia sẻ thông tin, bàn bạc, giải quyết các vấn đề khó khăn, từ đó có các phương pháp tuyên truyền, vận động đồng bào cho phù hợp, hiệu quả.

Cá nhân Thượng úy Tiến cũng chủ động tham mưu cho lãnh đạo xây dựng Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới”; xây dựng hàng loạt mô hình nhằm tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền cho chức sắc, chức việc trong chùa và đồng bào dân tộc Khmer khu vực biên giới. Trong hoạt động, đã xuất hiện nhiều hạt nhân nòng cốt, đóng góp nhiều sáng kiến, nhiều mô hình hiệu quả.

Đối với mô hình xây dựng hệ thống tủ sách pháp luật của BĐBP An Giang, tính đến nay, mỗi Đồn Biên phòng có 1 tủ sách pháp luật; mỗi xã, phường, thị trấn biên giới có từ 1 đến 5 tủ sách pháp luật; với số lượng của mỗi tủ sách từ 100 đến 400 đầu sách pháp luật. Thời gian qua, các tủ sách pháp luật đã phục vụ hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ và người dân đến đọc, nghiên cứu.

BĐBP Sóc Trăng tặng bò giống cho đồng bào dân tộc Khmer xã Trung Bình, huyện Trần Đề( Sóc Trăng). BĐBP Sóc Trăng tặng bò giống cho đồng bào dân tộc Khmer xã Trung Bình, huyện Trần Đề( Sóc Trăng).

Tương tự, tại Sóc Trăng, một trong những địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer nhất vùng, sinh hoạt đời sống tâm linh của đồng bào gắn liền với ngôi chùa Phật giáo Nam tông. Để làm tốt công tác tôn giáo, dân tộc, BĐBP tỉnh đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cùng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ đồng bào vốn sản xuất và con giống để chăn nuôi; tổ chức các hoạt động gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc; phối hợp tốt với chính quyền giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong cuộc sống, tránh để kẻ xấu lợi dụng tôn giáo, dân tộc gây ra “điểm nóng”...

Đại tá Nguyễn Song Hào, Phó Chỉ huy trưởng, BĐBP tỉnh Sóc Trăng cho biết, hằng năm lực lượng Biên phòng tỉnh cũng đã tổ chức hàng trăm buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật đến Nhân dân và học sinh. Thời gian qua, lực lượng cũng đã hướng dẫn, vận động 129 tập thể, 1.122 hộ gia đình đăng ký tham gia thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Xây dựng và duy trì 8 mô hình giúp đồng bào vùng biển phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, qua đó củng cố niềm tin trong Nhân dân đối với sự điều hành của các cấp chính quyền, góp phần tăng cường tình đoàn kết các dân tộc, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia…

NHƯ TÂM

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.