Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Nguyệt Anh - 08:10, 06/05/2024

Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.

Nghệ nhân đang truyền dạy trực tiếp cho các học viên
Nghệ nhân truyền dạy trực tiếp cho các học viên (Ảnh: BBT)

Trong thời gian 10 ngày (từ ngày 2 – 12/5), các học viên được 2 nghệ nhân hướng dẫn quy trình, kỹ thuật lựa chọn vật liệu, sơ chế, sử dụng vật liệu và thực hành đan lát để tạo ra các sản phẩm đẹp, chất lượng, có thể bán ra thị trường, mang lại thu nhập, cũng như phục vụ nhu cầu trong gia đình.

Ông Trần Xuân Phong, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Thuận cho biết: Đan lát là nghề thủ công truyền thống đóng vai trò quan trọng, gắn liền với tập quán sản xuất lâu đời của người Cơ Ho xã Đông Tiến. Các sản phẩm đan lát ở đây khá phong phú và đa dạng, gồm các loại vật dụng phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày như gùi, nong, nia, sàng… được tạo ra từ các loại vật liệu khác nhau, dễ sử dụng và thân thiện với môi trường như mây, tre, nứa, cỏ, lá… và dễ dàng khai thác được trong rừng, gần nơi cư trú.

Học viên được truyền dạy cho từ công đoạn chẻ nan đến kỹ thuật đan lát.
Học viên được truyền dạy cho từ công đoạn chẻ nan đến kỹ thuật đan lát. (Ảnh BBT)

Trong đó, gùi là một sản phẩn đan đặc trưng, được làm khá kỳ công, tỉ mỉ và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người Cơ Ho. Ngoài việc dùng đựng các đồ dùng trong nhà, gùi còn giữ vai trò rất quan trọng trong các dịp tổ chức lễ hội của dân tộc như Lễ mừng lúa mới, lễ cúng Yang… Tuy nhiên, hiện số người biết đan lát ngày càng ít, chủ yếu đã lớn tuổi, vì vậy bảo tồn và gìn giữ truyền thống của người Cơ Ho là việc làm cần thiết.

Đến nay, Bảo tàng tỉnh đã mở được 2 lớp truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho học viên người đồng bào DTTS. Qua đó, góp phần khôi phục, bảo tồn, lưu giữ văn hóa truyền thống, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào và góp phần thiết thực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nhiều chị em phụ nữ được truyền nghề
Nhiều chị em phụ nữ được truyền nghề

Trước đó, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận đã tổ chức khai mạc lớp truyền dạy kỹ thuật đan lát truyền thống của người Cơ Ho xã La Dạ (Hàm Thuận Bắc) với 20 học viên là con em người Cơ Ho ở địa phương tham gia.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.