Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Thuận: Tập huấn chuỗi giá trị liên kết sản xuất bắp lai cho các hộ đồng bào DTTS

Nguyệt Anh - 15:51, 15/10/2024

Thực hiện kế hoạch liên kết sản xuất bắp lai (ngô lai) theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã được Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận phê duyệt, Trung tâm Dịch vụ miền núi tỉnh Bình Thuận (đơn vị chủ trì liên kết) đã tổ chức 5 lớp tập huấn phổ biến chính sách và tập huấn kỹ thuật cho các hộ đồng bào DTTS tại các xã: La Ngâu (huyện Tánh Linh), La Dạ, Thuận Hòa (huyện Hàm Thuận Bắc), Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam), Phan Tiến (huyện Bắc Bình).

Tại các buổi tập huấn, các hộ đồng bào đã được nghe báo cáo viên của Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận phổ biến về chuỗi giá trị, các chế độ và nghĩa vụ của hộ dân khi tham gia chuỗi liên kết; đồng thời, báo cáo viên của Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp các huyện đã hướng dẫn kỹ thuật trồng, thâm canh bắp lai cho các hộ đồng bào tham gia chuỗi liên kết.
Nhiều diện tích trồng bắp lai của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cho năng suất cao

Tại các buổi tập huấn, các hộ đồng bào đã được nghe báo cáo viên của Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận phổ biến về chuỗi giá trị, các chế độ và nghĩa vụ của hộ dân khi tham gia chuỗi liên kết; đồng thời, báo cáo viên của Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp các huyện đã hướng dẫn kỹ thuật trồng, thâm canh bắp lai cho các hộ đồng bào tham gia chuỗi liên kết.

Theo quyết định phê duyệt của Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận, trong đợt 1 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bắp lai được thực hiện tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn của các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, Tánh Linh với sự tham gia của 255 hộ đều là đồng bào DTTS nghèo và hộ cận nghèo, cụ thể: hộ nghèo 163 hộ/135,4 ha; chiếm tỷ lệ 64%; hộ cận nghèo 92 hộ/79,6 ha; chiếm tỷ lệ 34 %.

Các đối tượng tham gia liên kết thuộc các xã, thôn đặc biệt khó khăn được hỗ trợ tối đa 80% chi phí giống, vật tư phục vụ sản xuất; 20% do đơn vị chủ trì liên kết là Trung tâm Dịch vụ miền núi ứng trước vốn cho các hộ dân từ nguồn vốn thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cho hộ đồng bào DTTS theo Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Bình Thuận. Sau đó Trung tâm sẽ thực hiện thu hồi lại của các hộ dân thông qua thu mua sản phẩm nông sản khi thu hoạch.

Ngoài ra, ngân sách Nhà nước hỗ trợ khảo sát thực địa để xây dựng Kế hoạch; chi phí Văn phòng phẩm thực hiện Kế hoạch; tập huấn chính sách kết hợp tập huấn kỹ thuật cho hộ dân; kiểm tra quá trình sản xuất; tổng kết chương trình. Thời gian thực hiện liên kết: 3 năm (từ năm 2024 đến năm 2026).

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.