Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Thuận: Đồng bào Chăm Hồi giáo Bà-ni vui đón Tết Ramưwan

Thành Nhân - 19:41, 22/03/2023

Ngày 22/3, hàng ngàn người Chăm theo đạo Hồi giáo Bà-ni ở tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Tết Ramưwan trong không khí vui tươi, đầm ấm.

Mâm lễ vật của đồng bào Chăm đi tảo mộ ông bà, tổ tiên
Mâm lễ vật của đồng bào Chăm đi tảo mộ ông bà, tổ tiên

Bình Thuận hiện có hơn 40.000 đồng bào Chăm sinh sống, chủ yếu sinh sống tập trung tại huyện Bắc Bình, Tánh Linh, Tuy Phong… Đồng bào Chăm ở Bình Thuận có truyền thống văn hóa độc đáo trong đời sống, đặc biệt là các lễ hội mang nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng sâu sắc như: Katê, Rijanưgar, Súc dâng, Tết Ramưwan

Tết cổ truyền Ramưwan là sản phẩm văn hóa tinh thần từ truyền thống tín ngưỡng cổ của cư dân người Chăm, với ý nghĩa để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, các đấng sinh thành... cầu nguyện cho làng xóm được bình yên, nhà nhà sung túc, mùa màng tươi tốt. Tết Ramưwan của người Chăm gồm nhiều nghi lễ truyền thống nối tiếp nhau. Sau lễ tảo mộ, các gia đình, dòng tộc sẽ trở về nhà cúng tổ tiên, vui chơi và sau đó các thầy Char sẽ vào chùa để thực hiện tháng chay niệm Ramadan.

Từ sáng sớm, đồng bào Chăm mặc trang phục truyền thống, mang theo lễ vật dâng cúng (bánh, trái, nước ngọt…), đầu đội khay trầu, tiến về các khu nghĩa trang của người Chăm theo đạo Hồi giáo Bà-ni để tổ chức viếng mộ ông bà, tổ tiên.

Đồng bào Chăm mặc trang phục truyền thống, mang theo lễ vật dâng cúng ông bà, tổ tiên
Đồng bào Chăm mặc trang phục truyền thống, mang theo lễ vật dâng cúng ông bà, tổ tiên

Theo sư cả Xích Dự - Chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni tỉnh Bình Thuận, lễ tảo mộ cùng các nghi thức cúng đi cùng là phong tục truyền thống được lưu truyền từ nhiều đời xưa. Đó là sự tưởng niệm, biết ơn tổ tiên và dòng tộc cũng như tâm linh của mọi người trong cộng đồng trước khi đón Tết Ramưwan. “Tảo mộ trong 3 - 4 ngày, xong mời ông bà về nhà ăn cúng gia tiên, đồng thời mời ông bà vào chùa đón Tết Ramưwan trong 1 tháng”, Sư Cả Xích Dự cho biết thêm.

Để thuận lợi cho bà con đón Tết Ramưwan, UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể trong tỉnh, các địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào được đón tết vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Đồng thời, động viên đồng bào vui tết không quên nhiệm vụ phát triển sản xuất; ổn định về mọi mặt đời sống, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; góp phần cùng với các dân tộc anh em trong tỉnh thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Nhân dịp này, đại diện Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã đến thăm, chúc tết Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni tỉnh Bình Thuận và các vị sư cả, chức sắc, Người có uy tín tại xã Phan Hòa, Phan Thanh, huyện huyện Bắc Bình; xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc và Phú Lạc, huyện Tuy Phong.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.