Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Thuận chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển

L.Minh - 15:25, 21/11/2022

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượngThủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp trên khu vực phía Nam của Biển Đông, trong ngày và đêm 21/11, phía Nam vịnh Bắc Bộ, khu vực Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2.

Bình Thuận chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển (ảnh minh hoạ)
Bình Thuận chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển (ảnh minh hoạ)

Tại Bình Thuận, do ảnh hưởng của sóng lớn, khu vực ven biển các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, thị xã La Gi, thành phố Phan Thiết và huyện đảo Phú Quý có khả năng xảy ra sạt lở bờ biển. Ngày và đêm 22/11, dự báo có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Để chủ động ứng phó, xử lý kịp thời những sự cố do mưa lớn gây ra, nhất là sạt lở đất, ngập lụt, sáng 21/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã có thông báo và đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố ven biển; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi chặt các bản tin dự báo thời tiết, cảnh báo, dự báo, diễn biến của gió mạnh, sóng lớn trên biển để chủ động các biện pháp ứng phó, phòng tránh.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố ven biển; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động phối hợp với các đồn Biên phòng trong khu vực, thông báo cho các chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển để có kế hoạch sản xuất phù hợp; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; đảo đảm an toàn lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, theo dõi các khu vực hay bị sạt lở ven biển, nhất là các khu vực dân cư, các khu du lịch ven biển, làng nghề truyền thống, khu di tích lịch sử... để thông báo cho người dân biết, chủ động ứng phó, sơ tán kịp thời người và tài sản khi sạt lở xảy ra.

Các địa phương, đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, sẵn sàng các phương án ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, sạt lở, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân khi có tình huống thiên tai xảy ra. Các cơ quan, đơn vị thường trực tìm kiếm, cứu nạn của tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương rà soát, chuẩn bị sẵn sàng về phương tiện, lực lượng, vật tư, trang thiết bị để kịp thời tham gia ứng phó, cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.