Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Phước: Giai đoạn 2018 - 2020, toàn tỉnh giảm 3.480 hộ nghèo đồng bào DTTS

PV - 09:57, 29/03/2022

Vừa qua, Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do Trưởng ban Điểu Điều làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Dân tộc tỉnh về tình hình đời sống của đồng bào DTTS thoát nghèo trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018 - 2020.

Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm việc với Ban Dân tộc tỉnh về tình hình đời sống của đồng bào DTTS thoát nghèo trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018 - 2020
Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm việc với Ban Dân tộc tỉnh về tình hình đời sống của đồng bào DTTS thoát nghèo trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018 - 2020

Báo cáo tại buổi làm việc, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lý Trọng Nhân cho biết: Giai đoạn 2018 - 2020, nguồn vốn Nhà nước đầu tư, hỗ trợ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh gần 346,2 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ gần 144 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương hơn 202,3 tỷ đồng.

Nguồn vốn được tập trung đầu tư vào Chương trình 135 với hơn 85,2 tỷ đồng. Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là hơn 72 tỷ đồng. Vốn thực hiện chính sách đặc thù giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS của tỉnh gần 185 tỷ đồng và vốn chính sách đối với Người có uy tín hơn 4 tỷ đồng. Sau 3 năm triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, đã giảm được 3.480 hộ nghèo là đồng bào DTTS. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh chỉ còn 1.869 hộ nghèo DTTS.

Cũng theo Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lý Trọng Nhân, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn bất cập. Đa số nguồn vốn phân bổ chậm; khả năng tiếp nhận, ứng dụng khoa học - kỹ thuật còn nhiều hạn chế… Đặc biệt, một số hộ chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo, tình trạng tách hộ để nhận chế độ chính sách còn xảy ra nhiều.

Trong năm 2022 và những năm tiếp theo, số hộ nghèo dự báo sẽ tăng cao theo chuẩn nghèo mới là một áp lực đối với công tác giảm nghèo của tỉnh. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để triển khai thực hiện theo cơ chế nhà nước hỗ trợ 70% và người được thụ hưởng đối ứng 30% để nâng cao ý thức thoát nghèo của người dân.

Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Điểu Điều ghi nhận những khó khăn trong công tác chuyên môn của Ban Dân tộc tỉnh thời gian qua. Đồng thời đề nghị Ban Dân tộc tỉnh bổ sung, làm rõ một số vấn đề về nguyên nhân, hạn chế và giải pháp thực hiện để hoàn thiện báo cáo gửi Ban Dân tộc HĐND tỉnh trong tuần tới. Trên cơ sở đó, Ban Dân tộc HĐND tỉnh tổng hợp tham mưu Thường trực HĐND tỉnh đề ra những giải pháp triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.