Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Phước: Chăm lo hỗ trợ an sinh cho đồng bào DTTS ảnh hưởng bởi đại dịch

Lê Vũ - Lê Thuận - 18:40, 29/09/2021

Với đặc thù là địa phương có nhiều vùng giáp biên giới, đông đồng bào DTTS sinh sống, thời gian qua, các cấp chính quyền và các ban ngành đoàn thể của tỉnh Bình Phước luôn chú trọng tăng cường các biện pháp tuyên truyền phòng, chống Covid-19, đặc biệt là phòng chống việc đưa người qua biên giới trái phép. Bên cạnh đó, vấn đề chăm lo đời sống cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi đại dịch cũng được đặc biệt quan tâm.

Lực lượng chức năng đến từng hộ đồng bào DTTS để vận động, tuyên truyền về phòng chống dịch và hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm bất kể ngày, đêm
Lực lượng chức năng đến từng hộ đồng bào DTTS để vận động, tuyên truyền về phòng chống dịch và hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm bất kể ngày, đêm

Thực hiện các giải pháp phòng chống dịch hiệu quả

Tỉnh Bình Phước có hơn 260km đường biên giới giáp Campuchia, với 4 cửa khẩu, trong đó 2 cửa khẩu Quốc tế là Hoa Lư và Lộc Thịnh ở huyện Lộc Ninh; Cửa khẩu Quốc gia Hoàng Diệu và Cửa khẩu phụ Tân Tiến ở huyện Bù Đốp. Ngoài ra, trải dài theo đường biên giới còn có nhiều lối mòn, lối mở tiếp giáp nước bạn.

Sinh sống tại các xã khu vực biên giới phần lớn là đồng bào DTTS, nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn, nên khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát trở lại tại các tỉnh phía Nam, chính quyền tỉnh và các địa phương vùng DTTS đã rất quan tâm đến công tác tuyên truyền phòng, chống dịch cho bà con.

Theo đó, thời gian qua,  Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước đã tăng cường tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại khu vực đồng bào DTTS và miền núi. Đồng thời, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, các địa phương hướng dẫn Người có uy tín nghiên cứu, tuyên truyền những nội dung được truyền tải trên các báo, tạp chí được cấp phát về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh biên giới, đặc biệt là phòng, chống dịch Covid-19. Phối hợp với các cơ quan truyền thông của địa phương tăng cường lượng phát sóng tuyên truyền bằng tiếng dân tộc trên phát thanh, truyền hình.

Vận động bà con dọc các tuyến biên giới, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Bội đội Biên phòng, Công an, cùng các lực lượng khác trong Nhân dân giám sát, kiểm tra, tham gia tuần tra bảo vệ, quản lý biên giới, bảo vệ “vùng xanh” ở nông thôn miền núi. Phát hiện, phản ánh kịp thời các sự việc làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội ở nơi cư trú, đặc biệt là các trường hợp xuất - nhập cảnh trái phép qua biên giới theo các đường mòn, lối mở làm lây lan dịch bệnh.

Các biện pháp và hoạt động trên, đã phần nào đóng góp vào hiệu quả tích cực trong công tác phòng chống Covid-19 trong thời gian qua tại Bình Phước, địa phương hiện đang kiểm soát khá tốt tình hình dịch bệnh với nhiều “vùng xanh” và ca nhiễm được phát hiện ngoài cộng đồng rất thấp.

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 778 – Quân khu 7 phối hợp UBMTTQVN huyện Bù Đăng trao tặng quà cho 200 hộ đồng bào DTTS gặp khó khăn trên địa bàn huyện
Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 778 – Quân khu 7 phối hợp UBMTTQVN huyện Bù Đăng trao tặng quà cho 200 hộ đồng bào DTTS gặp khó khăn trên địa bàn huyện

Nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào

Tuy không phải là địa phương nằm trong vùng tâm dịch, nhưng với vị trí địa lý phức tạp vùng biên giới và ảnh hưởng tình hình chung trong khu vực, nên thời gian qua, đời sống và kinh tế của người dân Bình Phước, đặc biệt là vùng DTTS cũng gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.

Trước tình hình đó, tỉnh Bình Phước đã tích cực triển khai các giải pháp, với mục tiêu: "Không để đồng bào bị thiếu đói do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19”; triển khai nhanh chóng các gói hỗ trợ đến đồng bào DTTS, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ kịp thời đối với lao động là người DTTS từ vùng dịch trở về địa phương, nhất là các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Riêng tại các khu vực nông thôn “vùng xanh”, để không làm gián đoạn hoạt động sản xuất nông nghiệp, gây đứt gãy chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm, ảnh hưởng đến đời sống bà con, chính quyền cũng đã tạo những điều kiện tốt nhất, an toàn nhất cho đồng bào tiếp tục canh tác và thu hoạch nông sản.

Các chiến sĩ Công an huyện Lộc Ninh xuống địa phương hỗ trợ bà con thu hoạch và tiêu thụ nông sản
Các chiến sĩ Công an huyện Lộc Ninh hỗ trợ bà con thu hoạch và tiêu thụ nông sản

Điển hình như tại xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, là xã vùng sâu, vùng xa, có hơn 70% dân số là đồng bào DTTS sinh sống. Toàn xã có khoảng 600ha diện tích trồng lúa, với năng suất trung bình khoảng 6 tấn/ha trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên vào thời điểm này, tình hình dịch Covid-19 và giãn cách xã hội tại nhiều khu vực đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hoạch và tiêu thụ nông sản. 

Trước tình đó, chính quyền địa phương đã chủ động hỗ trợ bà con bằng cách vận động, làm việc với các Tổ hợp tác xay xát lúa gạo, các thương lái, cam kết đến tận ruộng thu mua cho bà con theo giá thị trường, không ép giá. Qua đó, người dân có thể yên tâm thu hoạch, có lợi nhuận tốt và không phải bận tâm việc vận chuyển, bảo đảm tốt công tác phòng, chống dịch của địa phương.

Bên các chủ trương, giải pháp bảo đảm an sinh xã hội cho bà con, các ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị thiện nguyện, cũng thường xuyên có các hoạt động thăm, tặng quà, hỗ trợ nhu yếu phẩm, lương thực… cho đồng bào DTTS gặp khó khăn.

 Những hoạt động chăm lo tốt cho đời sống của đồng bào, trong khó khăn đại dịch, giúp đồng bào vững tâm, tin tưởng và đồng hành cùng với Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và người dân cả nước phòng chống dịch, bảo đảm an toàn, an ninh biên giới, góp phần đưa cuộc sống sớm trở về bình thường mới.

(Nội dung thông tin, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.