Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Mỹ Dung - 07:54, 12/05/2024

Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.

Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024 ở Bình Liêu (Quảng Ninh)
Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024 ở Bình Liêu (Quảng Ninh)

Ngày hội Kiêng gió bắt nguồn từ phong tục tránh thú rừng, thiên tai và cầu mùa màng bội thu, ấm no của đồng bào Dao Thanh Phán. Đồng bào quan niệm vào ngày 4/4 Âm lịch hằng năm, cả gia đình ra khỏi nhà từ sớm thăm hỏi bà con, bạn bè, cùng nhau tâm tình, hát cho nhau nghe những làn điệu quê hương và đi chợ...để thần gió vào nhà mang đi những rủi ro, phiền muộn và đem vào nhà họ những điều tốt lành, ấm no, sung túc.

Trong lễ khai mạc Ngày hội, các đại biểu, nhân dân, du khách đã được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc huyện Bình Liêu như: Hát Pả Dung; trích đoạn đám cưới người Dao Thanh Phán; trích lễ cấp sắc của người Dao; múa; hát Then…

Độc đáo phần trình diễn thêu họa tiết
Độc đáo phần trình diễn thêu họa tiết

Trong khuôn khổ Ngày hội còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc như: Thi văn nghệ giữa các thôn, bản; thi các môn thể thao dân tộc như đẩy gậy, kéo co; thi đồng diễn xào phở và trưng bày ẩm thực; trình diễn thêu họa tiết trang phục dân tộc; chương trình khai hội Kiêng gió; thi đấu, giao lưu bóng bàn, bóng chuyền hơi; thi chọi chim Họa mi, Chào mào; giao lưu văn nghệ, nhảy dân vũ…

Theo kế hoạch, Ngày hội Kiêng gió năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 09 đến 12/5.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.