Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Định: Quyết tâm xóa bỏ tảo hôn

Thành Nhân - Tố Niên - 20:40, 21/04/2020

Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định không xảy ra hôn nhân cận huyết thống (HNCHT), tình trạng tảo hôn cũng có chiều hướng giảm. Chuyển biến tích cực trên cho thấy, nhận thức về hôn nhân, sức khỏe của người dân vùng DTTS ngày càng tiến bộ. Song để đẩy lùi bền vững nạn tảo hôn còn nhiều khó khăn phải giải quyết.

Bình Định: Quyết tâm xóa bỏ tảo hôn

Tích cực tuyên truyền tại điểm nóng

Toàn tỉnh Bình Định có 15 xã khu vực III được lựa chọn để đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng đồng bào DTTS” (gọi tắt là Đề án). Trong đó, huyện Vân Canh có 4 xã, là Canh Hòa, Canh Hiệp, Canh Liên và Canh Thuận. Từ việc triển khai Đề án đã cho những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Ông Đinh Văn Hải, Trưởng làng Chồm, xã Canh Liên (Vân Canh) chia sẻ: Qua tăng cường tuyên truyền, hầu hết người dân đều hiểu, tác hại của việc tảo hôn. Từ đó, khuyên con cháu không nên yêu sớm, tập trung học hành, nên tỷ lệ tảo hôn giảm hẳn. Từ năm 2016 đến nay, trong làng chỉ có vài trường hợp tảo hôn.

Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, năm 2015, toàn huyện Vân Canh có 2.406 trường hợp tảo hôn. Nhờ nỗ lực tuyên truyền, năm 2018 toàn huyện chỉ còn 20 trường hợp, đầu năm 2019 còn 14 trường hợp.

Cùng với Vân Canh, trước đây, huyện Vĩnh Thạnh cũng là một điểm nóng của tảo hôn và HNCHT. Từ khi Ban Dân tộc triển khai Đề án, một số địa phương trên địa bàn huyện giữ được thành tích 4 năm liên tục (2016 - 2019) không vi phạm như thị trấn Vĩnh Thạnh, hoặc vi phạm rất ít như xã Vĩnh Hảo có 2 trường hợp, xã Vĩnh Thịnh có 3 trường hợp.

Quyết tâm xóa bỏ

Ông Đinh Văn Lung, Phó Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Bình Định cho biết, việc triển khai Đề án đã góp phần giảm sâu tình trạng tảo hôn trên địa bàn. Nếu từ năm 2015 trở về trước, trên địa bàn tỉnh ghi nhận hơn 6.370 trường hợp tảo hôn, thì trong khoảng 4 năm trở lại đây (2016 - 2019) chỉ có 253 trường hợp.

Bên cạnh việc giảm về số lượng theo từng năm, mức độ vi phạm tảo hôn cũng giảm, số trường hợp cả vợ và chồng đều chưa đủ tuổi ngày càng ít. Qua thống kê của nhiều địa phương, trường học cho thấy không còn trường hợp tảo hôn ở độ tuổi 13, 14 (cấp THCS) như trước đây mà chủ yếu ở độ tuổi 16, 17 và chưa đủ 18.

Theo ông Lung, tình trạng tảo hôn tuy giảm đáng kể nhưng chưa bền vững, có tính chất đa dạng, nguy cơ cao. Do đó, cần tiếp tục phát huy hiệu quả của nhiều giải pháp đồng bộ. Cụ thể là đẩy mạnh đầu tư phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS; tăng cường tuyên truyền cho thanh - thiếu niên, gia đình thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Chính quyền địa phương phải kiên quyết trong xử lý, ngăn chặn; mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu chấp hành, có trách nhiệm hướng dẫn, vận động bà con, đồng bào thực hiện nếp sống văn minh, gia đình hạnh phúc. Đồng thời, thu hút, tập hợp vị thành niên vào các tổ chức hội, đoàn thể, các hình thức vui chơi, sinh hoạt văn hóa lành mạnh…

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.