Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Định: Hoài Ân phấn đấu trong năm 2023, giảm 1,5 - 2% tỷ lệ hộ nghèo

T.Nhân - 15:08, 27/03/2023

UBND huyện Hoài Ân vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hoài Ân năm 2023, giai đoạn 2021 - 2025.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Hoài Ân tập trung hỗ trợ người dân phát triển sản xuất
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Hoài Ân tập trung hỗ trợ người dân phát triển sản xuất

Theo đó, mục tiêu chung của Kế hoạch là bảo đảm cho người dân, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp cận đầy đủ các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội trên địa bàn, từng bước nâng cao đời sống về thu nhập và tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Các xã đặc biệt khó khăn được tiếp cận các nguồn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh để kiện toàn củng cố hệ thống các cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo để nâng cao đời sống và giảm nghèo bền vững.

Các cấp, các ngành và địa phương cần chủ động, tích cực trong việc phối hợp, triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách, dự án hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo của địa phương, đảm bảo việc thực hiện được kịp thời, đầy đủ không để ai bỏ lại phía sau. Tạo điều kiện cho người dân cải thiện đời sống, tăng thu nhập của thoát nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, đặc biệt là ở các xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho hộ nghèo, người nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, an ninh lương thực, nhà ở an toàn, nước sạch sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin có chất lượng, việc làm, bảo hiểm xã hội…) và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phấn đấu trong năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm bình quân chung của huyện 1,5 - 2%; xã đặc biệt khó khăn giảm 3 - 4%. 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản; hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng và nghiệp vụ giảm nghèo.

Thực hiện các mô hình, dự án giảm nghèo phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo DTTS, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.