Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Định: Đề xuất chi hơn 3 tỷ đồng tu bổ tháp Thầy Bói

T.Nhân-H.Trường - 20:56, 23/05/2024

UBND TP.Quy Nhơn (Bình Định) vừa có tờ trình xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy Quy Nhơn về dự án cải tạo, nâng cấp tháp Thầy Bói ở đầm Thị Nại.

Tháp Thầy Bói nằm trên một cụm đá nổi lên giữa đầm Thị Nại (đầm rộng hơn 5.000 ha). Tại cụm đá này có một miếu thờ được xây dựng từ rất lâu, có nhiều giả thuyết về nguồn gốc miếu thờ này. Tuy nhiên, đến nay, các cơ quan chức năng chưa xác định được nguồn gốc, thời gian xây dựng tháp.

Tháp Thầy Bói nằm giữa đầm Thị Nại, thu hút nhiều du khách đến thăm quan
Tháp Thầy Bói nằm giữa đầm Thị Nại, thu hút nhiều du khách đến thăm quan

Trong sách Đại Nam nhất thống chí (bộ sách dư địa chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn từ thời vua Tự Đức) có nhắc đến Tháp Thầy Bói. Dựa trên các tài liệu của sứ đoàn người Anh đến Quy Nhơn năm 1778, nhà nghiên cứu Phan Trường Nghị (ở Bình Định) đưa ra giả thuyết vua Thái Đức Nguyễn Nhạc của nhà Tây Sơn tổ chức lễ hiến tế tại tháp Thầy Bói vào ngày 26.7.1778 để cầu an cho binh lính của mình vừa bị thất trận ở Gia Định.

Theo UBND TP. Quy Nhơn, tháp Thầy Bói được tỉnh định hướng nằm trong tour sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh trên đầm Thị Nại. Việc cải tạo, nâng cấp tháp gắn với cảnh quan khu vực xung quanh nhằm hình thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh tại đây. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp tháp Thầy Bói hơn 3 tỷ đồng.

Dự án sẽ được thực hiện tại tháp Thầy Bói gồm các hạng mục như: Xây dựng miếu thờ với diện tích 120 m2; sửa chữa miếu thờ hiện trạng với diện tích 24 m2; xây dựng tháp hóa vàng và bình phong với diện tích 6,25 m2; xây dựng nhà vệ sinh và bình phong với diện tích 13,5 m2; xây dựng 4 chòi nghỉ xung quanh tháp với diện tích 49 m2.

Xây dựng băng ghế ngồi phía trước miếu, xây dựng mái che để dừng chân vào miếu, xây dựng bến thuyền, đường dạo bộ; lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái che với diện tích 30 m2 và pin trữ để phục vụ chiếu sáng với công suất là lưu trữ là 12KW; lắp đặt bồn chứa nước 3000l và 1 thuyền chở nước phục vụ cho tháp.

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.