Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Biến cỏ dại thành sản phẩm hữu ích

PV - 09:21, 24/04/2019

Với mong muốn thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa, anh Trần Minh Tiến, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An đã nghiên cứu chế tác ra một số sản phẩm thay thế những vật dụng bằng nhựa, từ cây cỏ bàng, loại cây vốn được coi là loài cỏ dại mọc ở địa phương.

Anh Trần Minh Tiến chế tác ra nhiều vật dụng trong sinh hoạt gia đình từ nguyên liệu tự nhiên. Anh Trần Minh Tiến chế tác ra nhiều vật dụng trong sinh hoạt gia đình từ nguyên liệu tự nhiên.

Anh Trần Minh Tiến từ bỏ nghề giáo ở tuổi 27, rời thành phố trở về nơi mình sinh ra, dựng lên ngôi nhà đơn sơ mộc mạc, hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên để nuôi dưỡng những ý tưởng bảo vệ môi trường. Từ ngôi nhà vẻn vẹn 16m2 được làm bằng nguyên liệu tự nhiên, anh đã nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm thay thế đồ dùng bằng nhựa từ giống cây cỏ mọc đầy ở quê nhà.

Cỏ bàng vốn là loại cây dại mọc tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, từ xa xưa, đồng bào Khmer đã dùng cỏ bàng để chế tác nên những chiếc chiếu, giỏ đựng đồ cùng nhiều vật dụng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Theo anh Tiến, muốn thay đổi thói quen dùng đồ nhựa, cần bắt đầu từ những cái nhỏ, dễ được thay thế.

Nói là làm, anh Tiến bắt đầu làm những chiếc ống hút nhỏ từ cỏ bàng. Cỏ được anh cắt đem về rửa sạch tạp chất, thông ruột, phơi khô, tạo thành những chiếc ống hút có độ dài thích hợp, tương tự những loại ống đang sử dụng trên thị trường, bán với giá từ 600-1.000 đồng/ống. Đối với mỗi ống hút nhựa, cần hàng trăm năm mới có thể tiêu hủy khi chôn dưới đất. Còn với ống hút bằng cỏ bàng, thời gian phân hủy chỉ tối đa 30 ngày, chính vì vậy, sản phẩm đầu tay của anh rất được mọi người chú ý.

Trần Minh Tiến Từng chiếc ống hút được làm cẩn thận, sạch sẽ hoàn toàn thủ công.

Có được thành công ban đầu, anh thành lập cửa hàng 3T (Tiết giảm-Tái sử dụng-Tái chế), cùng với những nhân công là phụ nữ tại địa phương để tham gia vào quá trình sản xuất, tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân. "Cửa hàng 3T là hình mẫu doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công có nguồn gốc từ địa phương. Không chỉ riêng ống hút, các sản phẩm thủ công khác cũng rất được quan tâm”, anh Tiến chia sẻ.

Tính đến nay, cửa hàng của anh Trần Minh Tiến đã cho ra thị trường hơn 1.000.000 ống hút bằng cỏ bàng cùng nhiều sản phẩm làm từ cỏ bàng như túi xách cỏ bàng, ví cỏ bàng, chiếu cỏ bàng...

Khi đầu ra cho sản phẩm dần được ổn định, anh liền tính đến việc duy trì vùng nguyên liệu để phục vụ sản xuất lâu dài. Trước thói quen đốt cỏ để làm nông nghiệp của bà con tại địa phương, anh Tiến đã tổ chức thu hoạch và vận động bà con biết được lợi ích của cỏ bàng. Bà Nguyễn Thi Phượng, người làm những sản phẩm của cửa hàng 3T cho biết: “Từ khi Tiến hướng dẫn, chúng tôi mới biết được giá trị của cây cỏ mà trước nay chỉ muốn bỏ đi, thu nhập cũng được khá hơn trước, và đặc biệt đây là những sản phẩm hoàn toàn tự nhiên không gây hại đến môi trường”.

Sản phẩm của cửa hàng 3T dù mới có mặt trên thị trường nhưng được khá nhiều khách hàng ưa chuộng. Nhiều sản phẩm bằng nhựa gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày, dần được thay thế bằng những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên và được nhiều người tiêu dùng tích cực đón nhận. Từ những chiếc ông hút nhỏ hy vọng sẽ tạo nên những thay đổi lớn về môi trường xanh-sạch-đẹp trong tương lai.

NGHĨA HIỆP

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.