Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

BIDV nhận 02 giải thưởng quốc tế uy tín dành cho sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp

Vĩnh Sơn - 10:44, 24/07/2024

Vừa qua, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được tạp chí The Asian Banker trao tặng giải thưởng “Ngân hàng ứng dụng API & Ngân hàng mở tốt nhất Việt Nam” và “Ngân hàng Tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam” năm 2024. Giải thưởng là minh chứng cho nỗ lực của BIDV để mang tới sản phẩm dịch vụ tiện ích và hiệu quả cho doanh nghiêp

Ngân hàng mở - Định hình dịch vụ tài chính tương lai

Giải thưởng “Ngân hàng ứng dụng API & Ngân hàng Mở tốt nhất Việt Nam” nằm trong nhóm các giải thưởng về tài chính công nghệ - Financial Techonology Innovation Awards của The Asian Banker. Giải thưởng được đánh giá trên các tiêu chí về quy mô, phạm vi, nguồn lực phát triển ngân hàng mở, tính đổi mới sáng tạo, giá trị mang lại vượt so với các sản phẩm khác trên thị trường.

Chính thức ra mắt cuối năm 2023, sau chỉ chưa đầy 7 tháng, BIDV Open API đã tạo được tiếng vang lớn trên thị trường, BIDV đã nhận được trên 240.000 lượt gọi API qua sandbox, gần 600 tài khoản trải nghiệm và hơn 100 đối tác đăng ký tích hợp. Các dịch vụ ngân hàng tích hợp của BIDV đã và đang được lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng quản lý bán hàng, quản lý trường học, quản lý khách sạn, quản lý cảng biển, quản lý dòng tiền (CMS), nền tảng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và nhiều phần mềm/ứng dụng trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế.

Ông Nguyễn Chiến Thắng (Giám đốc Trung tâm Phát triển Ngân hàng số BIDV) và bà Bùi Minh Trang (Phó Giám đốc Ban Chính sách Sản phẩm bán buôn BIDV) nhận giải thưởng
Ông Nguyễn Chiến Thắng (Giám đốc Trung tâm Phát triển Ngân hàng số BIDV) và bà Bùi Minh Trang (Phó Giám đốc Ban Chính sách Sản phẩm bán buôn BIDV) nhận giải thưởng

Hiện nay, BIDV là ngân hàng có số lượng API phân phối ra thị trường nhiều nhất (trên 200 API). Trên cổng thông tin Open API của ngân hàng có 15 gói API công khai (trên 130 API) và 5 gói API

Banker, BIDV đã đẩy mạnh đầu tư công nghệ để phát triển ngân hàng mở, hình thành tùy chỉnh, giúp khách hàng, đối tác trải nghiệm, hiểu rõ cách sử dụng dịch vụ ngân hàng và quyết định mức độ tương thích giữa các ngân hàng.

Theo đại diện của Tạp chí The Asian một xu thế ngân hàng mới, định hình dịch vụ tài chính của tương lai. Những nỗ lực của BIDV thể hiện quyết tâm dẫn đầu xu hướng ngân hàng mở tại Việt Nam. “Mang tới khách hàng cách thức trải nghiệm dịch vụ ngân hàng mới mẻ, ưu việt trên chính phần mềm, ứng dụng của khách hàng, hợp tác với các đối tác fintech để thiết kế các giải pháp tài chính gia tăng hiệu quả hoạt động cho khách hàng, thúc đẩy chuyển đổi số cho thị trường Việt Nam, đó là lý do chúng tôi lựa chọn BIDV là “Ngân hàng ứng dụng API & Ngân hàng mở tốt nhất Việt Nam”.

Mang sản phẩm tài trợ thương mại vươn tầm quốc tế

Giải thưởng “Ngân hàng Tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam” nằm trong khuôn khổ nhóm giải thưởng Transation Finance Award của The Asian Banker, nhằm tôn vinh các tổ chức tài chính có các thành tựu xuất sắc trong hoạt động tài trợ thương mại, tài trợ chuỗi cung ứng và thanh toán quốc tế. Giải thưởng được đánh giá bởi hội đồng chuyên gia quốc tế độc lập với nền tảng và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tài trợ thương mại.

Bà Đặng Hoài Ly (Phó Giám đốc Trung tâm Tác nghiệp Tài trợ thương mại BIDV)  và bà Phạm Minh Châu (Phó Giám đốc Ban Chính sách Sản phẩm bán buôn BIDV) nhận giải thưởng
Bà Đặng Hoài Ly (Phó Giám đốc Trung tâm Tác nghiệp Tài trợ thương mại BIDV) và bà Phạm Minh Châu (Phó Giám đốc Ban Chính sách Sản phẩm bán buôn BIDV) nhận giải thưởng

Trong thời gian qua, BIDV đã mang đến nhiều sản phẩm tài trợ thương mại chất lượng cao cho doanh nghiệp với thủ tục cấp tín dụng nhanh chóng, thuận tiện, kết hợp với các sản phẩm mua bán ngoại tệ và phái sinh hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp. Ngân hàng liên tục cập nhật các sản phẩm dịch vụ mới như Bao thanh toán, Thanh toán trước hạn LC hoặc cơ chế tài sản bảo đảm linh hoạt trong phát hành thư tín dụng, cơ chế hạn mức tín dụng tự động trong giao dịch TTTM… tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời. Đặc biệt, BIDV đã tiên phong đưa dịch vụ Tài trợ thương mại và Thanh toán quốc tế lên ngân hàng số BIDV iBank, cung cấp hệ sinh thái số đa dạng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

BIDV đã cung cấp giải pháp Tài trợ chuỗi cung ứng cho hơn 50 doanh nghiệp lớn đầu ngành và doanh nghiệp FDI khắp cả nước, thu hút hơn 1.700 Nhà cung cấp, Nhà phân phối trong các lĩnh vực tiềm năng (trong đó, số lượng SMEs tiếp cận vốn lưu động thành công gần 700 doanh nghiệp). Bên cạnh những giải pháp phù hợp và có tính thực tiễn cao về sản phẩm, BIDV cung cấp ứng dụng BIDV SCF – nhằm số hóa các hoạt động Tài trợ chuỗi cung ứng cho khách hàng. Doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện giao dịch trên kênh số mọi lúc mọi nơi, thời gian xử lý giao dịch cũng được rút ngắn nhờ thông tin được đồng bộ kịp thời giữa các bên liên quan theo dõi.

Việc nhận được các giải thưởng từ tạp chí tài chính uy tín như The Asian Banker là sự khẳng định về chất lượng dịch vụ của BIDV, phản ánh sự tận tâm, chuyên nghiệp, đầu tư vào công nghệ cũng như nhân lực để nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt nhất cho doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.