Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Ngọc Chí - 08:03, 22/11/2024

Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang thăm hỏi Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang (ngoài cùng bên phải) thăm hỏi Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy

Kon Brăp Ju là thôn đặc biệt khó khăn, có 186 hộ, với 764 nhân khẩu; trong đó, đồng bào DTTS chiếm 94,6% (chủ yếu là dân tộc Ba Na). Những năm qua, từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, thôn Kon Brăp Ju được đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ kết nối giữa các thôn, các xã, thị trấn trong huyện. Các đường liên thôn, đường nội thôn, ngõ xóm, đường vào khu sản xuất được bê tông hóa bảo đảm ô tô đi lại và vận chuyển hàng hóa; nhiều dự án phát triển sản xuất được triển khai kịp thời, hiệu quả.

Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc

Nhân dân trong thôn luôn đoàn kết, cần cù lao động, khắc phục mọi khó khăn để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Cơ cấu kinh tế của thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là cà phê, cao su, sắn, lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tổng diện tích gieo trồng hơn 294ha; tổng đàn gia súc, gia cầm gần 2.600 con.

Các giá trị văn hóa truyền thống như: Lễ mừng lúa mới; Lễ tết cổ truyền; cồng chiêng, múa xoang được bảo tồn và phát huy, đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân. Thôn có 1 Câu lạc bộ cồng chiêng xoang; Lễ hội Ét Đông của dân tộc Ba Na (nhóm Jơ lơng) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thôn ổn định. 

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang phát biểu tại buổi làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang phát biểu tại buổi làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy

Hộ nghèo cuối năm 2024 giảm còn 11 hộ, chiếm tỷ lệ 5,91%; hộ cận nghèo 10 hộ, chiếm tỷ lệ 5,38%; tỷ lệ hộ có đất ở, đất sản xuất đạt 100%. Thôn đã đạt 10/10 tiêu chí, tăng 7 tiêu chí so với năm 2022 theo Bộ tiêu chí về “thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào DTTS” trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2022 - 2025.

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum ghi nhận và đánh giá cao tinh thần nỗ lực, phấn đấu vươn lên của Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, đời sống Nhân dân ngày một phát triển, diện mạo thôn từng ngày đổi thay. Nhân dân đã thực hiện tốt chủ trương cải tạo vườn tạp và rào vườn nhà tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

Các đại biểu tham dự buổi làm việc
Các đại biểu tham dự buổi làm việc

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền huyện Kon Rẫy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tuyên truyền vận động Nhân dân thôn Kon Brăp Ju chuyển đổi dần những diện tích đất đang trồng sắn cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây cà phê, mắc ca, sầu riêng để có nguồn thu nhập ổn định, lâu dài, bởi địa phương có lợi thế lớn về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày. Tiếp tục thực hiện hiệu quả chủ trương cải tạo vườn tạp. Vận động Nhân dân mạnh dạn vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo...

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang tặng quà cho già làng, Người có uy tín và các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang tặng quà cho già làng, Người có uy tín và các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum lưu ý, thực hiện Chỉ thị số 12 của Tỉnh ủy, thôn Kon Brăp Ju đã đạt nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Trong thời gian tới, cấp ủy đảng, chính quyền huyện Kon Rẫy tiếp tục quan tâm đầu tư, hỗ trợ và Nhân dân thôn Kon Brăp Ju tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, phấn đấu đến năm 2026 thôn về đích thôn nông thôn mới kiểu mẫu trong vùng đồng bào DTTS.

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang (ngoài cùng bên phải) kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới tại thôn Ba Khen, xã Văn Xuôi, huyện Tu Mơ Rông
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang (ngoài cùng bên phải) kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới tại thôn Ba Khen, xã Văn Xuôi, huyện Tu Mơ Rông

Cũng trong đợt này, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văng Trang đã đi kiểm tra thực tế công tác xây dựng nông thôn mới ở thôn Kon Pring, xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô; thôn Đăk Wớt Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy; thôn Ba Khen, xã Văn Xuôi, huyện Tu Mơ Rông. Qua đó, nắm bắt tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 18/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum “về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với việc xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào DTTS”.

Sau khi kiểm tra thực tế, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum yêu cầu cấp ủy đảng, chính quyền các xã và huyện tiếp tục gần dân, sát dân, cùng ăn cùng ở với dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực lao động sản xuất; thực hiện chuyên đổi cây trồng, vật nuôi; đoàn kết, cùng chung tay xây dựng các thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. 

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.