Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt 1 năm 2022

Như Ý (T/h) - 08:30, 21/05/2022

Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi tại thành phố Buôn Ma Thuột, tối 20/5, Liên hoan âm nhạc toàn quốc đợt 1 năm 2022 đã khép lại với đêm bế mạc và trình diễn các tác phẩm tiêu biểu.

Các phẩm tham gia liên hoan tập trung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Tổ quốc và đề tài biển, đảo Việt Nam.
Các phẩm tham gia liên hoan tập trung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Tổ quốc và đề tài biển, đảo Việt Nam.

Tham gia Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt này gồm Hội Văn học Nghệ thuật, Chi hội Âm nhạc và đoàn nhạc sĩ, nghệ sĩ, ngành chức năng của 20 tỉnh, thành phố: Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quang Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nam Định, Thừa Thiên - Huế, Phú Thọ và Đắk Lắk.

Diễn ra từ ngày 18 - 20/5, Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt 1 có 52 tác phẩm tham gia thuộc các thể loại ca khúc, hòa tấu, độc tấu nhạc cụ. Chủ đề Liên hoan tập trung ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi Tổ quốc và biển, đảo Việt Nam, những thành tựu trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Ban Tổ chức Liên hoan cũng khuyến khích các tác phẩm mang âm hưởng âm nhạc dân gian các vùng miền, đặc biệt là âm nhạc dân gian Tây Nguyên.

Theo đánh giá của Hội đồng nghệ thuật, các ca khúc trong Liên hoan còn thiếu sự độc đáo mới lạ, nổi bật. Một số ca khúc viết có kỹ thuật, câu cú, bút pháp nhưng lại thiếu cái hồn làm rung động trái tim nên khó tiếp cận khán giả. Ngược lại, một số ca khúc giản dị nhưng đã có cảm xúc, cùng cách viết biết tận dụng chất liệu hay, gây được tình cảm với khán giả như: Về đây em phải thế (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai), Khúc tháng Giêng (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Phú Yên), Làng (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Bắc Ninh), Hồi sinh (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế), Điệp khúc đại ngàn (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi)… Các nhạc công khá điêu luyện về biểu diễn, có nhiều sự cố gắng trong sáng tác, đề tài tác phẩm phong phú, nhiều tác giả có sự tìm tòi, song khí nhạc trong Liên hoan còn nghèo nàn.

Liên hoan Âm nhạc toàn quốc là hoạt động mang tính chuyên môn cao của Hội Nhạc sĩ Việt Nam được tổ chức hàng năm nhằm tạo cơ hội cho các nhạc sĩ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, có thêm nhiều tư liệu, chất liệu sáng tác. Liên hoan đã có sự giao lưu vùng miền giữa miền núi với đồng bằng, giữa âm nhạc dân gian Tây Bắc với âm nhạc dân gian Tây Nguyên…

Dịp này, Ban tổ chức Liên hoan đã tặng Bằng khen cho 15 tác phẩm đạt giải A, 17 tác phẩm đạt giải B; đồng thời tặng Bằng khen cho Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk vì đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan.

Sau hơn 1 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt 1 năm 2022 đã diễn ra thành công tốt đẹp, chất lượng tác phẩm âm nhạc ngày càng cao so với các đợt Liên hoan trước.

Sau Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt 1 năm 2022, Hội Nhạc sĩ Việt Nam sẽ thành lập Trung tâm âm nhạc Tây Nguyên nhằm gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc, đặc biệt là chất liệu âm nhạc dân gian đáng quý của khu vực Tây Nguyên./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.