Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Bất thường vụ cưỡng chế tài sản ở Đồng Nai: Nhiều khuất tất cần được làm rõ (Bài 2)

Đinh Hiển - 21:26, 16/10/2020

Trong quá trình thi hành án xử lý tài sản của vợ chồng Sú A Giểng (dân tộc Nùng), có nhiều khuất tất liên quan các quyết định giảm giá tài sản của đương sự, cũng như quy trình bán đấu giá tài sản không đúng quy định. Ngoài ra, khi bị đương sự khiếu nại tố cáo lên lãnh đạo cơ quan, thì chính bản thân Chấp hành viên lại là người tự ký giấy trả lời khiếu nại...

Ông Sú A Giểng bên khu đất bị ép bán đấu giá rẻ mạt
Ông Sú A Giểng bên khu đất bị ép bán đấu giá rẻ mạt

Sai sót khó hiểu?

Liên quan đến vụ việc cưỡng chế tài sản hộ Sú A Giểng (dân tộc Nùng), trú tại ấp Tân Lập 2, xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) như Báo Dân tộc và Phát triển đã phản ánh trong số báo 82, ra ngày 13/10, đây là vụ án kinh doanh thương mại, giữa bị đơn là vợ chồng Sú A Giểng và nguyên đơn là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB). Tài sản thế chấp theo hợp đồng vay vốn là 3 lô đất có tổng diện tích 22.509m2 tại các thửa đất số 726, 843, 718, 1.019, tờ bản đồ số 2, tọa lạc ở ấp Tân Lập 2, xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom, được cơ quan chức năng cấp cho Sú A Giểng đứng tên theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) số K608551, từ ngày 21/1/1998

Vụ án đã được Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Đồng Nai ra bản án - Quyết định số 02/2012/QĐST-KDTM, ngày 3/1/2012, với nội dung công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Vợ chồng Sú A Giểng đồng ý trả nợ cho Ngân hàng ACB số tiền hơn 2,3 tỷ đồng, bao gồm tiền vay nợ gốc là 2,1 tỷ cộng với các khoản lãi trong hạn, lãi quá hạn và phạt lãi chậm trả.

Đồng thời, vụ án cũng được Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Đồng Nai ra Quyết định số 100/QĐ-CTHA, ngày 23/2/2012 quyết định thi hành án theo yêu cầu, xử lý tài sản của vợ chồng Sú A Giểng, thế chấp theo hợp đồng vay vốn với ngân hàng. Tiếp đó, ngày 19/8/2012, Chấp hành viên Trần Tân Phong (cán bộ được phân công tổ chức THA) ra Quyết định số 33/QĐ-THA, quyết định cưỡng chế kê biên và xử lý đối với tài sản trên của vợ chồng Sú A Giểng.

Như vậy, các Quyết định của TAND tỉnh Đồng Nai cũng như của Cục THADS tỉnh Đồng Nai nêu trên là những căn cứ pháp lý quan trọng, trong quá trình THA đối với toàn bộ vụ việc xử lý tài sản của vợ chồng Sú A Giểng. 

Tuy nhiên, trong 8 lần ban hành Quyết định giảm giá tài sản của vợ chồng Sú A Giểng, có nhiều lần, Chấp hành viên lại “Căn cứ vào bản án Quyết định số 151/2010/QĐST-KDTM ngày 31/12/2010 của TAND tỉnh Đồng Nai và căn cứ Quyết định THA số 15/QĐ-CTHA ngày 27/10/2011 của Cục THADS tỉnh Đồng Nai”? Nội dung này được thể hiện rõ trong các văn bản Quyết định giảm giá lần 3, 4, 5, 7 và 8. 

 Trước sai sót khó hiểu này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã liên hệ và trực tiếp đến Cục THADS tỉnh Đồng Nai xác minh thông tin vụ việc. Tuy nhiên cán bộ phụ trách văn phòng của Cục cho biết, lãnh đạo Cục bận công tác tại Hà Nội. Vị cán bộ văn phòng yêu cầu phóng viên cung cấp tài liệu liên quan để văn phòng Photo, trình lãnh đạo, cũng như chuyển cho bộ phận liên quan kiểm tra và sẽ trả lời cơ quan báo bằng văn bản. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ cập nhật thông tin để gửi tới quý độc giả sau khi nhận được văn bản.

Các văn bản quyết định của TAND tỉnh Đồng Nai và Cục THADS tỉnh về vụ việc
Các văn bản quyết định của TAND tỉnh Đồng Nai và Cục THADS tỉnh về vụ việc

Bị khiếu nại nhưng lại ký giấy trả lời khiếu nại 

Trong quá trình THA, suốt 7 lần giảm giá tài sản do bán đấu giá không thành, Sú A Giểng đều nhận được các quyết định, thông báo ngày bán đấu giá của Cục THADS tỉnh Đồng Nai do chấp hành viên Trần Tân Phong ký. Đến ngày 18/12/2015, vợ chồng Sú A Giểng tiếp tục nhận được quyết định giảm giá tài sản lần 8 với giá trị còn lại hơn 1,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, lần này Sú A Giểng không nhận được thông báo ngày, giờ, địa điểm bán đấu giá như những lần trước. Vì vậy gia đình ông không biết để đến tham gia, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Theo đó, ngày 18/2/2016, ông Giểng bất ngờ nhận được thông báo của Cục THADS tỉnh Đồng Nai về việc tự nguyện giao tài sản trong vòng 10 ngày cho người mua đấu giá để THA. Tài sản đã được bán với giá trên 1,3 tỷ đồng. Trong thông báo yêu cầu tự nguyện giao tài sản của Cục THADS tỉnh Đồng Nai không hề có bất kỳ thông tin về ngày, bán đấu giá, bán đấu giá lần thứ mấy...?! 

Nghi ngờ có khuất tất, ông Giểng nhiều lần gửi đơn lên Cục THADS tỉnh Đồng Nai khiếu nại Chấp hành viên vi phạm thủ tục tổ chức đấu giá tài sản nhưng không được xem xét, giải quyết. Thậm chí ông Giểng tìm đến tận trụ sở Cục THADS. Tuy nhiên, ông cũng không nhận được bất kỳ câu trả lời nào.

Sau này, ngày 10/6/2016, ông Giểng nhận được văn bản của Cục THADS tỉnh Đồng Nai do chính Chấp hành viên Trần Tân Phong ký trả lời đơn, cho rằng: “Tất cả thông báo, văn bản về việc THA đều được tống đạt trực tiếp hoặc niêm yết theo đúng quy định pháp luật. Việc ông Giểng cho rằng, Chấp hành viên vi phạm trình tự, thủ tục THA nêu trên là không có cơ sở”. 

 Trước văn bản trả lời của Cục THADS Đồng Nai nói trên, ông Giểng vô cùng bức xúc vì tất cả đơn khiếu nại ông đều ghi gửi Cục trưởng Cục THADS tỉnh Đồng Nai, nhưng người ký văn bản trả lời đơn khiếu nại lại chính là Chấp hành viên đang bị ông khiếu nại. 

Liên quan đến vụ việc này, Luật sư Trần Văn Thanh, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh nhận định, theo quy định tại Điều 2, Nghị định 62, việc THA phải được thông báo trực tiếp cho đương sự. Chấp hành viên, công chức THA phải thông báo cho người cần thông báo. 

Đồng thời, khoản 5, Điều 101 Luật THADS quy định, trước khi mở cuộc bán đấu giá 1 ngày làm việc, người phải THA có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền THA và thanh toán các chi phí thực thế, hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế THA, tổ chức bán đấu giá. Nếu cơ quan THA không gửi giấy báo mà tài sản đã được bán đấu giá thành công thì theo quy định tại khoản 1, Điều 102 Luật THADS, ông Giểng có quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản.

Về việc giải quyết khiếu nại, cũng theo luật sư Thanh, nếu người phải THA đã có đơn khiếu nại Chấp hành viên, thì căn cứ quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 142 Luật THADS, Thủ trưởng cơ quan THA phải giải quyết. Việc Chấp hành viên đang bị khiếu nại, lại tự ký văn bản trả lời đơn khiếu nại của đương sự như vậy là không đúng.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!