Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Bất thường vụ cưỡng chế tài sản ở Đồng Nai: Bị bán sạch tài sản, vẫn còn nợ ngân hàng tiền tỷ (Bài 1)

Đinh Hiển - 09:42, 13/10/2020

Vay ngân hàng 2,1 tỷ đồng, thế chấp toàn bộ tài sản nhà đất, vườn rẫy giá trị 5,1 tỷ đồng; sau gần 1 năm, không trả nợ được cho ngân hàng, bị cưỡng chế, kê biên tài sản. Quá trình thi hành án kéo dài, bị bán đấu giá toàn bộ tài sản với giá rẻ mạt… Đến nay, phải gánh khoản nợ ngân hàng lên tới hơn 2,7 tỷ đồng.

Ông Sú A Giểng bên đống đổ nát, nơi trước là ngôi nhà của gia đình nhưng đã bị nhóm người lạ cho xe ủi giật sập
Ông Sú A Giểng bên đống đổ nát, nơi trước là ngôi nhà của gia đình nhưng đã bị nhóm người lạ cho xe ủi giật sập

Đó là câu chuyện uất nghẹn của vợ chồng ông Sú A Giểng và bà Nguyễn Thị Bích Thủy (dân tộc Nùng) trú tại tổ 12, ấp Tân Lập 2, xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom (Đồng Nai). Gia đình ông bị cơ quan thi hành án cưỡng chế, giao tài sản cho người mua đấu giá. Vì nhận thấy có nhiều vi phạm trong quá trình thi hành án, ông Sú A Giểng không đồng tình, nên đã gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng.

Từ món nợ 2,1 tỷ với ngân hàng

Năm 2011, vợ chồng Sú A Giểng có ký hợp đồng vay Ngân hàng TMCP Á Châu (Ngân hàng ACB) số tiền 2,1 tỷ đồng. Theo Hợp đồng số DNA.BĐCN.01080411, thế chấp quyền sử dụng 3 lô đất, có tổng diện tích 22.509m2 tại các thửa đất số 726, 843, 718, 1.019, tờ bản đồ số 02, tọa lạc tại xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom. Thời điểm đó, tài sản thế chấp theo hợp đồng này được chính Ngân hàng ACB định giá là 5,1 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2011, do không có khả năng tiếp tục trả nợ gốc và lãi, vợ chồng Sú A Giểng bị Ngân hàng ACB làm đơn kiện ra Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Đồng Nai xử lý giải quyết.

Ngày 3/1/2012, TAND tỉnh Đồng Nai ra bản án - Quyết định số 02/2012/QĐST-KDTM, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Theo đó công nhận việc: “Ông Sú A Giểng và bà Nguyễn Thị Bích Thủy đồng ý trả nợ cho Ngân hàng TMCP Á Châu số tiền tổng cộng gốc và lãi (gồm lãi trong hạn, lãi quá hạn và lãi phạt chậm trả) tính đến ngày 26/12/2011 là 2.360.859.480 đồng và các khoản lãi phát sinh sau ngày 26/12/2011. Thời hạn trả nợ đến hết ngày 27/1/2012”.

Tuy nhiên, sau thời hạn trên, vợ chồng ông Sú A Giểng vẫn không trả được hết số nợ. Ngân hàng ACB làm đơn yêu cầu và ngày 23/2/2012, Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 100/QĐ-CTHA, quyết định thi hành án, buộc vợ chồng Sú A Giểng phải thanh toán khoản nợ trên cho ngân hàng, tài sản bảo đảm thi hành án là toàn bộ tài sản nhà đất đã thế chấp theo hợp đồng với ngân hàng. Tiếp đó, ngày 19/6/2012, Chấp hành viên, Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Đồng Nai ra Quyết định số 33/QĐ-CTHA, cưỡng chế kê biên và xử lý tài sản của gia đình Sú A Giểng.

Sú A Giểng đang phải sống trong căn chòi dựng tạm bợ, rách nát
Sú A Giểng đang phải sống trong căn chòi dựng tạm bợ, rách nát

Bị bán mất sạch tài sản, vẫn nợ 2,7 tỷ

Do quá trình thi hành án kéo dài, nên việc bán đấu giá tài sản không thành. Từ năm 2012 - 2016, toàn bộ tài sản của gia đình ông Sú A Giểng, ban đầu được ngân hàng định giá là 5,1 tỷ đồng. Đến khi bị cơ quan thi hành án cưỡng chế kê biên tài sản, giao cho Công ty CP Đấu giá Minh Pháp tổ chức bán đấu giá với giá khởi điểm là hơn 3 tỷ đồng.

Sau nhiều lần tổ chức đấu giá không thành, chấp hành viên Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Đồng Nai đã liên tục ra Quyết định giảm giá tài sản của người bị thi hành án. Theo đó, đến lần 8, chấp hành viên ban hành Quyết định số 40/QĐ-CTHA, ngày 18/12/2015. Quyết định giảm giá đối với tài sản 3 lô đất của gia đình ông Sú A Giểng xuống còn hơn 1,5 tỷ đồng.

Ngày 18/2/2016, Cục thi hành án Dân sự tỉnh Đồng Nai ra Thông báo số 99/CTHA.NV về việc bán đấu giá đã thành công đối với 1 trong 3 lô đất của gia đình Sú A Giểng. Đó cũng là khu nhà đất lớn nhất có mặt tiền đường tỉnh lộ, với diện tích 15.709m2, giá bán thành công là 1.347.698.923 đồng. Đồng thời, yêu cầu trong thời hạn 10 ngày, vợ chồng ông Sú A Giểng phải tự nguyện giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá. Hết thời hạn mà không giao, Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Đồng Nai sẽ tổ chức cưỡng chế.

Gia đình ông Sú A Giểng cho rằng, việc cán bộ thi hành án giảm giá tài sản thấp hơn so với thị trường, đã thế lại liên tục giảm giá tài sản, ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình. “Toàn bộ tài sản bị bán đấu giá hết nhưng vẫn không trả hết nợ cho Ngân hàng, mà còn gánh thêm khoản nợ hàng tỷ đồng. Theo giấy báo nợ của Ngân hàng ACB, tính đến thời điểm hiện tại, gia đình tôi còn nợ hơn 2,7 tỷ đồng (bao gồm cả gốc và lãi, lãi phạt chậm trả) trong khi đó tài sản gia đình thì đã bị thi hành án kê biên bán hết”, ông Sú A Giểng chua chát nói.

Chính vì vậy vợ chồng ông Sú A Giểng không chấp hành cưỡng chế, đồng thời gửi đơn đến các cơ quan chức năng, khiếu nại hành vi sai phạm của cán bộ chấp hành viên của Cục thi hành án Dân sự tỉnh Đồng Nai. Hiện tại, gia đình ông Sú A Giểng đang phải sống trong căn chòi dựng tạm bợ, rách nát bên cạnh là đống tường gạch đổ nát - nơi trước đây là ngôi nhà của gia đình ông nhưng đã bị nhóm người lạ cho xe ủi tới giật sập. Sau khi tìm hiểu, ông mới biết nhóm người lạ trên là do được người mua đấu giá thuê tới phá nhà...

Nhận được đơn thư kêu cứu, qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, phóng viên phát hiện có nhiều dấu hiệu bất thường vi phạm quy định pháp luật khi chấp hành viên liên tục ra quyết định giảm giá tài sản dẫn đến thiệt hại rất lớn cho vợ chồng ông Sú A Giểng.

Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục thông tin trong kỳ tiếp theo.

Sau nhiều lần tổ chức đấu giá không thành, chấp hành viên Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Đồng Nai đã liên tục ra Quyết định giảm giá tài sản của người bị thi hành án. Theo đó, đến lần 8, chấp hành viên ban hành Quyết định số 40/QĐ-CTHA, ngày 18/12/2015. Quyết định giảm giá đối với tài sản 3 lô đất của gia đình ông Sú A Giểng xuống còn hơn 1,5 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!