Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bất động sản Tiền Hải: Lực hút từ quy hoạch Khu kinh tế Thái Bình và hạ tầng giao thông

PV - 10:29, 25/05/2021

Tiền Hải – trung tâm công nghiệp của Thái Bình, dự báo sẽ là thị trường bất động sản sôi động tại phía Bắc nhờ lợi thế tâm điểm quy hoạch Khu kinh tế Thái Bình và tuyến đường cao tốc ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng – Thái Bình – Nam Ðịnh – Ninh Bình – Thanh Hóa.

Bất động sản Tiền Hải: Lực hút từ quy hoạch Khu kinh tế Thái Bình và hạ tầng giao thông

Tiếp giáp nhiều vùng kinh tế lớn, có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, du lịch biển, trong những năm gần đây Thái Bình liên tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kinh tế và giao thông kết nối vùng. Tỷ lệ thuận với tốc độ đầu tư mạnh mẽ là sự thay đổi rõ nét về đô thị Thái Bình nói chung và vùng trọng điểm Tiền Hải nói riêng.

Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNRea), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết: “Thái Bình nằm trong vùng duyên hải Bắc Bộ, phía Bắc giáp các vùng kinh tế tiềm lực như Quảng Ninh, Hải Phòng, phía Nam giáp với Thanh Hóa, Nam Định – các tỉnh đang có hiện tượng phát triển rất mạnh, điều này giúp Thái Bình có lợi thế lớn về giao thương và phát triển công nghiệp.”

Đối với thị trường bất động sản Thái Bình, Phó Tổng thư ký VNRea nhấn mạnh rằng: Tốc độ đầu tư nhanh chóng, đặc biệt sức hấp dẫn những doanh nghiệp lớn về đầu tư sẽ tạo ra dư địa tăng trưởng sôi động cho bất động sản Thái Bình nói chung và Tiền Hải nói riêng.

Có thể khẳng định, thị trường bất động sản Thái Bình nói chung và Tiền Hải nói riêng hội tụ đủ các yếu tố để sớm “bứt phá” trong thời gian tới.

Khu công nghiệp Tiền Hải đang là khu công nghiệp lớn nhất đang hoạt động tại Thái Bình
Khu công nghiệp Tiền Hải đang là khu công nghiệp lớn nhất đang hoạt động tại Thái Bình

Kỳ vọng từ Khu kinh tế Thái Bình

Vào tháng 10/2019, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình với tổng diện tích 30.583ha với 12 phân khu, mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển, đa ngành, đa lĩnh vực của vùng duyên hải Bắc Bộ và của cả nước.

Nằm trên địa bàn 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy, Khu kinh tế được phân định rõ ràng từng phân vùng phát triển, trong đó huyện Tiền Hải có 12.214,8ha, quy hoạch trở thành trung tâm công nghiệp và du lịch biển.

Tiền Hải hiện đang có 9 khu công nghiệp và 1 cụm công nghiệp với diện là 3.970ha, trong đó khu công nghiệp Tiền Hải diện tích 795ha thuộc xã Tây Sơn, Tây Giang, Đông Lâm, Đông Cơ được xem là khu công nghiệp đầu tiên và quy mô bậc nhất tại Thái Bình. Riêng khu công nghiệp Tiền Hải hiện đã thu hút 45 doanh nghiệp đầu tư, 70 dự án với tổng vốn đăng ký gần 13.200 tỷ đồng.

Đặc biệt, nhiều nhà đầu tư đã tham gia đầu tư vào khu công nghiệp Tiền Hải với quy mô dự án lớn, công nghệ tiên tiến như Viglacera, Dầu khí Sông Hồng, Vina Kangaroo, Nicotex, Toyoda Gosei…

Đồng thời, Tiền Hải sở hữu hơn 23km đường biển với hệ sinh thái biển đa dạng, mang tiềm năng du lịch lớn. Trong đó, khu phố biển Đồng Châu quy mô 118,4ha và Khu du lịch sinh thái Cồn Vành với quy mô 1.621ha bao gồm: khu nghỉ dưỡng chất lượng cao; hội nghị, hội thảo du lịch; khu vui chơi giải trí, thể thao mặt nước; khu thể thao sân golf; khu sinh thái rừng tự nhiên… là điểm nhấn du lịch thu hút, khai thác lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế biển của Tiền Hải trong những năm tới.

Phó Tổng thư ký VNRea khẳng định rằng, việc phát triển kinh tế, hạ tầng khu công nghiệp, khu du lịch sẽ thu hút rất mạnh lực lượng lao động dịch chuyển về Tiền Hải. Do đó, nhu cầu đô thị công nghiệp, đô thị ven biển, nhà ở sẽ tăng cao, dẫn tới thị trường bất động sản sẽ rất sôi động.

Phân đoạn cao tốc Hải Phòng – Thái Bình và Thái Bình – Ninh Bình dự kiến thông xe vào năm 2022
Phân đoạn cao tốc Hải Phòng – Thái Bình và Thái Bình – Ninh Bình dự kiến thông xe vào năm 2022

Phân đoạn Cao tốc ven biển Quảng Ninh – Thái Bình - Thanh Hóa hoàn thành

Bên cạnh hạ tầng kinh tế, bất động sản Thái Bình cũng được hưởng lợi từ tuyến đường cao tốc ven biển nối liền 6 tỉnh ven biển phía Bắc (Quảng Ninh - Hải Phòng – Thái Bình – Nam Ðịnh – Ninh Bình – Thanh Hóa). Toàn tuyến cao tốc có chiều dài khoảng 160km tọa lạc tại cạnh đáy của tam giác đồng bằng sông Hồng, thuộc chương trình hai hành lang - một vành đai kinh tế được khởi công xây dựng đoạn đầu vào 13/09/2014.

Với vị trí kết nối đặc biệt, cao tốc Quảng Ninh – Thanh Hóa được xem là 1 trong những tuyến cao tốc quan trọng bậc nhất thúc đẩy giao thương Thái Bình trong tam giác phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Trong đó, Tiền Hải được hưởng nhiều lợi thế liên kết khu vực, tạo ra cơ hội đặc biệt giúp tăng tốc mạnh về công nghiệp và phát huy lợi thế về du lịch biển.

Hiện nay, phân đoạn cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, đoạn đầu của toàn quyến cao tốc với tổng chiều dài hơn 25km đã chính thức đi vào hoạt động. Phân đoạn cao tốc Hải Phòng - Thái Bình và Thái Bình - Ninh Bình đều được khởi công xây dựng vào năm 2017 với quy mô 4 làn xe dự kiến chính thức được thông xe vào đầu năm 2022.

Khi tuyến cao tốc chính thức được đưa vào hoạt động sẽ giúp cho việc di chuyển cũng như kết nối giữa các Khu kinh tế trọng điểm trở nên thuận tiện, rút ngắn được khoảng cách cũng như thời gian so với trước kia. Đồng thời, sự phát triển hạ tầng giao thông cũng là tiền đề cho sức bật về kinh tế, đô thị và tiềm năng phát triển xứng tầm của các tỉnh thành mà tuyến đường đi qua.

Đứng trước vận hội mới, Tiền Hải thời gian tới chắc chắn sẽ là vùng đất vô cùng tiềm năng với kỳ vọng giá trị bất động sản sẽ tăng cao. Dự báo Tiền Hải sẽ là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư và góp phần không nhỏ trong sự tăng trưởng chung của tỉnh Thái Bình./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.