Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bất động sản lao dốc, xuất hiện diễn biến bất ngờ ở Bắc Ninh và Bắc Giang

PV - 07:30, 16/08/2021

Thị trường bất động sản Việt Nam trong tháng 7 vừa qua có sự suy giảm khá mạnh cả về cung và cầu tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, do dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ và phức tạp.

Từ cuối tháng 4, đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, kéo dài và diễn biến phức tạp hơn những lần trước đã có những tác động đến thị trường bất động sản.
Từ cuối tháng 4, đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, kéo dài và diễn biến phức tạp hơn những lần trước đã có những tác động đến thị trường bất động sản.

Đó là thông tin đáng chú ý vừa được đưa ra tại báo cáo thị trường bất động sản tháng 7 năm nay do một trang bất động sản công bố.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành, thị trường bất động sản tiếp tục chịu những tác động tiêu cực, đặc biệt ở các tỉnh miền Nam.

Lượng tin đăng toàn trang giảm 22%, trong khi mức độ quan tâm giảm 12% so với tháng trước; Giao dịch nhiều nơi giảm 60-70%.

Riêng tại Hà Nội, mặc dù phải thực hiện chỉ thị giãn cách chặt chẽ, mức độ quan tâm toàn thị trường chỉ giảm 8%, trong khi lượng tin đăng giảm nhẹ 4%.

Thị trường TPHCM ghi nhận mức suy giảm mạnh do có số ca Covid-19 lớn nhất cả nước. Trong khi lượng tin đăng giảm 52% thì mức độ quan tâm giảm 33% so với tháng trước, ở hầu hết các loại hình bất động sản.

Báo cáo cũng cho thấy, chỉ số giá chung cư tại Hà Nội và TPHCM tiếp tục xu hướng tăng trong tháng 7 năm nay.

Cụ thể, chỉ số giá chung cư toàn Hà Nội và TPHCM cùng tăng 2% so với tháng trước. Nếu so với cùng kỳ năm 2020, chung cư Hà Nội và TPHCM tăng lần lượt là 7% và 10%.

Dữ liệu cũng cho thấy, giá trung bình của căn hộ ở TPHCM đã cao hơn khá nhiều so với tại Hà Nội. Ở TPHCM, giá rao bán căn hộ trung bình vào khoảng 53 triệu đồng/m2 trong khi ở Hà Nội là 34 triệu đồng/m2.

Đáng chú ý, trong khi các thị trường đa phần đi xuống thì báo cáo lại cho thấy hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang có sự hồi phục mạnh mẽ sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Cụ thể, lượt quan tâm bất động sản tại 2 tỉnh bật tăng mạnh trở lại trong tháng 7, lần lượt là 40% và 22% so với tháng trước.

Trước đó, ghi nhận tại nhiều nơi mới xảy ra "sốt" đất như Đông Anh, Ứng Hòa, Thạch Thất… cho thấy giá bất động sản đến thời điểm này đã không còn "nhảy múa", không khí mua bán "lặng như tờ".

Không chỉ ở Hà Nội, một số khu vực khác như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Đà Nẵng…, thị trường đều đã bớt xôn xao. Lượng người quan tâm đến các thị trường này giảm mạnh.

Theo dữ liệu, toàn thị trường tháng 4 đã giảm 18% và lượng tin đăng giảm 1% so với tháng trước đó nhưng ở một số nơi đã xảy ra sốt thì giảm mạnh. Cụ thể, ở Hải Phòng (giảm 34%), sau đến Bắc Ninh (giảm 29%), Đà Nẵng (giảm 21%)...

Trước đó, báo cáo quý II của Bộ Xây dựng cũng cho biết, từ cuối tháng 4, đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, kéo dài và diễn biến phức tạp hơn những lần trước đã có những tác động đến thị trường bất động sản.

"Các sàn giao dịch bất động sản chưa kịp phục hồi hoàn toàn từ những lần trước, do đó chịu tác động, ảnh hưởng nặng nề hơn. Tính đến thời điểm này, hầu như chỉ có các sàn giao dịch bất động sản thuộc những doanh nghiệp quy mô lớn, có tiềm lực tài chính và trực tiếp làm chủ đầu tư dự án mới tiếp tục duy trì hoạt động.

Còn lại khoảng 80% các sàn giao dịch bất động sản chỉ làm trung gian môi giới hầu như phải tạm dừng hoạt động", Bộ Xây dựng thông tin.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.