Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo vệ "vùng xanh" và giữ ấm cho học sinh vùng cao

Kim Anh - 16:28, 22/02/2022

Ngoài dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, những ngày qua, thời tiết giá rét liên tục kéo dài, nhiệt độ giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và việc học tập của các em học sinh, nhất là ở vùng núi cao, nơi điều kiện sống còn nhiều khó khăn. Để bảo vệ sức khỏe và duy trì việc học tập cho các em, các trường học đã triển khai nhiều biện pháp bảo đảm phòng dịch, giữ ấm cho các em.

Học sinh điểm trường mầm non xã Thèn Phàng (huyện Xí Mần, tỉnh Hà Giang) trong 1 tiết học tại trường
Học sinh điểm trường mầm non xã Thèn Phàng (huyện Xí Mần, tỉnh Hà Giang) trong 1 tiết học tại trường

Tuyên truyền phụ huynh mặc ấm cho trẻ

Thầy Nguyễn Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Yên Minh (Hà Giang) cho biết: Thị trấn Yên Minh có 25 thôn bản. Trong đó có 10 thôn thuộc vùng III, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nhiều em học sinh khi đến trường không có đủ áo ấm, giày dép đi học. Trong những ngày thời tiết giá lạnh, các thầy cô giáo đã triển khai nhiều biện pháp để vừa duy trì tỷ lệ học sinh chuyên cần, vừa bảo đảm sức khỏe cho các em. Ngoài việc che chắn, giữ kín để tránh gió lùa vào trong lớp học, Nhà trường kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ các em học sinh để có đủ quần áo ấm. Các thầy cô giáo đến từng gia đình để vận động phụ huynh cho con em mặc áo ấm đến trường.

Theo thầy Tuấn Anh, hiện nay tổng số học sinh trong trường là 467 em, trong đó có 50 em được hưởng chế độ bán trú. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, trường THCS thị trấn Yên Minh có 22 em học sinh bị nhiễm Covid-19. 

Để bảo đảm vừa phòng dịch, vừa chống rét, trước khi vào trường học, học sinh được đo thân nhiệt và sát khuẩn và thông báo cho phụ huynh, con em có vấn đề gì thì cần đưa ra trạm để kiểm tra ngay. Với những em điều kiện ở xa, trong điều kiện thời tiết rét, nhà trường cho các em đến muộn sau giờ truy bài để đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất.

Ông Hà Đình Phong, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Văn (Hà Giang) cho biết: Huyện đã cho hơn 20.000 học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học khi nhiệt độ trên địa bàn dưới 5 độ C vào ngày 21/2. Theo ông Phong, trong những ngày tiếp theo, nếu diễn biến thời tiết tiếp tục rét đậm, rét hại, nhiệt độ dưới 5 độ C, các đơn vị sẽ tiếp tục cho học sinh nghỉ học theo quy định để bảo đảm sức khỏe cho các em.

Huyện Mèo Vạc hiện có 56 trường học, với trên 26.000 học sinh. Theo ông Bùi Văn Thư, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Phòng đã yêu cầu các cơ sở giáo dục,  thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết. Các trường ở nơi có nhiệt độ xuống thấp chủ động cho học sinh nghỉ học và tổ chức dạy học khi thời tiết ấm trở lại.

Nhiều em học sinh trường THCS Thị trấn Yên Minh không có đủ áo ấm, tất ấm trong mùa Đông
Nhiều em học sinh trường THCS Thị trấn Yên Minh không có đủ áo ấm, tất ấm trong mùa Đông

Không tổ chức các hoạt động ngoài trời

Tại điểm trường mầm non xã Thèn Phàng, huyện Xí Mần, cô Vũ Thị Mến, giáo viên dạy học sinh các lớp 3 - 4 tuổi cho biết, để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, giáo viên luôn tuyên truyền cho phụ huynh cho các em mặc quần áo ấm khi đến lớp, nhắc các phụ huynh mang theo cho mỗi em một đôi dép để đi trong lớp.

Hiện nay, sĩ số học sinh tại điểm trường là 52 em. Sau Tết Nguyên đán, sĩ số học sinh bảo đảm trên 95% vì khi đến lớp các em được chăm sóc tốt hơn, được giữ ấm bên đèn sưởi. Trong những ngày rét đậm, rét hại này, trường không tổ chức các hoạt động ngoài trời.

“Từ nguồn ủng hộ của các tổ chức, các nhà hảo tâm, cơ sở vật chất tại trường Thèn Phàng đã được trang bị tương đối đầy đủ, lớp học đều kín cho các em nhỏ. Thời gian này, nhà trường cũng huy động phụ huynh trang bị cho mỗi cháu 1 chai nước muối để súc miệng ở lớp để bảo đảm phòng dịch”, cô Mến cho biết.

Tại tỉnh Lào Cai, một số địa phương vùng cao như Sa Pa, Si Ma Cai... nền nhiệt đang ngày càng xuống thấp. Thầy Tạ Văn Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 xã Lùng Thẩn, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) chia sẻ, trường học với gần 100% là học sinh người dân tộc Mông, đa số các em đều là con hộ nghèo, điều kiện gia đình gặp nhiều khó khăn. Trong tình hình thời tiết rét đậm, nhà trường luôn tuyên truyền cho các em mặc áo ấm, giữ ấm cơ thể khi đến lớp.

 Với tổng số 377 em học sinh, trong đó có 100 em học sinh ở bán trú, trong những ngày này, nhà trường quan tâm xây dựng thực đơn, bảo đảm chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng, nước uống phải đủ nóng; phòng ngủ không để gió lùa, có đủ chăn ấm. Các điểm trường phối hợp cùng với phụ huynh dự trữ củi để sưởi ấm cho các em.

Xã Lùng Thẩn hiện vẫn đang là xã vùng xanh, công tác phòng dịch luôn được bảo đảm. Ngay từ ra Tết, nhà trường duy trì học sinh bán trú ở lại trường cả 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Bên cạnh đó, học sinh đến trường luôn tuân thủ quy định phòng dịch 5K, bảo đảm an toàn nhất trong tình hình dịch.

Bà Dương Bích Nguyệt, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai cho biết: Sở đã chỉ đạo các trường theo dõi các bản tin thời tiết căn cứ vào điều kiện thực tế của từng trường, diễn biến thời tiết thực tế ở từng vùng để xem xét cho học sinh nghỉ học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo dự báo, trong những ngày tới, tại các tỉnh phía Bắc và vùng núi cao, đợt mưa rét khắc nghiệt tiếp tục kéo dài, các cơ sở giáo dục ở địa phương luôn chủ động các biện pháp phòng, chống rét kịp thời để bảo đảm sức khỏe cho học sinh.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.