Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá

Minh Khánh - 10:15, 26/05/2024

Sáng 26/5, Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2024 với thông điệp “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”.

 Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2024 với thông điệp “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”.
Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2024 với thông điệp “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”

Tham dự buổi lễ có bà Đào Hồng Lan - Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL); Ts. Angela Pratt - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam; bà Đỗ Thị Lan - Phó Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội; ông Ngô Trung Thành - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Gs.Ts. Trần Văn Thuấn - Phó Chủ tịch phụ trách, điều hành Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế, Ủy viên thường trực Hội đồng Quản lý Quỹ PCTHTL; đại diện các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội, các sở, ban, ngành, bệnh viện.

Phát biểu tại Lễ mít tinh, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, với sự quan tâm, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ ngành, các tổ chức Chính trị - xã hội, UBND các tỉnh, thành phố tích cực thúc đẩy các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tác hại của việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá, xây dựng môi trường không khói thuốc. Rất nhiều hoạt động thiết thực đã được các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể, các tỉnh, thành phố triển khai, như các Chiến dịch “Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử”; các giải thể thao như giải chạy Online “Thanh niên Việt Nam vì môi trường không khói thuốc” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; các chiến dịch sáng kiến, hội thi: Gia đình có sức khỏe, không khói thuốc của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, cùng rất nhiều các hoạt động của các bộ, ngành, các tỉnh thành phố, sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả của các Tổ chức quốc tế.

 Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh, cần phải thúc đẩy các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tác hại của việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá, xây dựng môi trường không khói thuốc.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh, cần phải thúc đẩy các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tác hại của việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá, xây dựng môi trường không khói thuốc.

Theo kết quả 10 năm thi hành Luật PCTHTL tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong nam giới trưởng thành giảm trung bình 0,5% mỗi năm, từ 47,4% năm 2010 xuống còn 38,9% năm 2023. Tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên cũng đã giảm, trong đó, ở nhóm 13 - 17 tuổi đã giảm từ 5,36% năm 2013 xuống còn 2,78% năm 2019, ở nhóm 13 - 15 tuổi giảm từ 2,5% năm 2014 xuống còn 1,9% năm 2022. Đồng thời, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động cũng giảm đáng kể ở nơi cộng cộng, nơi làm việc và ở hộ gia đình.

Đây là những kết quả rất đáng khích lệ trong công tác PCTHTL. Tuy nhiên, những thành tựu này có nguy cơ bị phá bỏ, bởi việc gia tăng nhanh chóng tỷ lệ sử dụng thuốc lá mới, chủ yếu là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đặc biệt là trong giới trẻ. Ở nhóm 13 - 15 tuổi, tỷ lệ đã tăng gấp đôi từ 3,5% năm 2022, lên 8% năm 2023.

Cũng tại buổi lễ, Ts. Angela Pratt - Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam, trao đổi về chủ đề Ngày thế giới không thuốc lá. TS. Angela Pratt chia sẻ: “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá là một chủ đề rất gần gũi với trái tim tôi. Tôi là mẹ của hai cô con gái nhỏ. Là cha mẹ, công việc của tôi là làm mọi thứ trong khả năng của mình để mang lại cho con gái tôi cơ hội tốt nhất có thể để sống lâu, khỏe mạnh và hạnh phúc. Với tư cách là Trưởng đại diện của WHO tại Việt Nam, công việc của tôi là làm việc cùng với Bộ trưởng Bộ Y tế và các tổ chức khác để bảo đảm rằng mọi trẻ em ở Việt Nam đều có thể sống lâu, khỏe mạnh và hạnh phúc. Để đạt được điều này, chúng ta phải bảo vệ trẻ em chống lại tác hại của thuốc lá thông thường, thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá mới - và chống lại các chiến thuật quảng cáo của ngành công nghiệp thuốc lá, nhằm lôi kéo và gây nghiện cho mọi người sử dụng các sản phẩm này khi họ còn nhỏ".

Tiến sỹ Angela Pratt - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam: “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá là một chủ đề rất gần gũi với trái tim tôi. Tôi là mẹ của hai cô con gái nhỏ”.
Tiến sỹ Angela Pratt - Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam: “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá là một chủ đề rất gần gũi với trái tim tôi. Tôi là mẹ của hai cô con gái nhỏ”.

Về các kết quả hoạt động PCTHTL trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Đại diện Lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm - ông Nguyễn Quốc Hoàn - Phó Chủ tịch UUBND quận cho biết: Trong 11 năm qua, quận Hoàn Kiếm đã triển khai thành công nhiều mô hình không khói thuốc, như: “Công sở không khói thuốc”, “Trường học không khói thuốc”, “Cơ sở y tế không khói thuốc”, “Nhà hàng, khách sạn bảo đảm an toàn thực phẩm không khói thuốc”, “Điểm du lịch không khói thuốc”, triển khai thí điểm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát hiện và xử lý vi phạm Luật PCTHTL”.

Các đại biểu tham dự Lễ mít tinh hưởng ứng ngày thế giới không thuốc lá 31/5/2024
Các đại biểu tham dự Lễ mít tinh hưởng ứng ngày thế giới không thuốc lá 31/5/2024

Nhân dịp Lễ mít tinh, lãnh đạo Bộ Y tế cũng thông tin về Công điện số 47/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo các bộ, ngành, các cơ quan liên quan trong việc tăng cường các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trên toàn quốc, đồng thời kêu gọi các cơ quan, đoàn thể và mọi người dân Việt Nam vì sức khỏe của bản thân, của gia đình mình và cộng đồng, hãy tiếp tục có những hành động thiết thực xây dựng môi trường không khói thuốc, thực thi nghiêm Luật PCTHTL.

Một số hình ảnh tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2024 

(BCĐ- Chuyên đề Quỹ Thuốc lá) Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá 4
(BCĐ- Chuyên đề Quỹ Thuốc lá) Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá 5
(BCĐ- Chuyên đề Quỹ Thuốc lá) Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá 6
(BCĐ- Chuyên đề Quỹ Thuốc lá) Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá 7
Theo kết quả 10 năm thi hành Luật PCTH thuốc lá tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong nam giới trưởng thành giảm trung bình 0,5% mỗi năm từ 47,4% năm 2010 xuống còn 38,9% năm 2023. Tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên cũng đã giảm, trong đó, ở nhóm 13-17 tuổi đã giảm từ 5,36% năm 2013 xuống còn 2,78% năm 2019, ở nhóm 13-15 tuổi giảm từ 2,5% năm 2014 xuống còn 1,9% năm 2022.
Theo kết quả 10 năm thi hành Luật PCTHTL, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong nam giới trưởng thành giảm trung bình 0,5% mỗi năm từ 47,4% năm 2010 xuống còn 38,9% năm 2023. Tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên cũng đã giảm, trong đó, ở nhóm 13 - 17 tuổi đã giảm từ 5,36% năm 2013 xuống còn 2,78% năm 2019, ở nhóm 13 - 15 tuổi giảm từ 2,5% năm 2014 xuống còn 1,9% năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.