Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo vệ môi trường bằng biện pháp tài chính

PV - 15:58, 07/08/2018

Chính sách thuế môi trường ở các nước thường nhằm khuyến khích giảm lượng chất thải và tăng nguồn thu cho ngân sách, thông qua việc đưa chi phí môi trường vào giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Nhiều nước đã áp dụng thu thuế đối với những sản phẩm, hàng hóa tác động xấu đến môi trường khi được sử dụng.

bảo vệ môi trường Đất nước Estonia có rất nhiều sông, hồ, đầm lầy và rừng ôn đới ở Đông Âu. Quốc gia này rất coi trọng việc bảo vệ môi trường xanh.

Tăng trách nhiệm bảo vệ môi trường

Nhiều nước đã áp dụng các công cụ khác nhau nhằm đạt mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, trong đó có các loại phí như: ô nhiễm không khí; ô nhiễm nước; rác thải; gây ồn; sử dụng môi trường; thuế môi trường; trợ giá; hoàn trả ủy thác… Bằng việc buộc người tiêu dùng phải trả tiền cho những tác hại về môi trường của sản phẩm, hàng hóa gây ra khi sử dụng, thuế môi trường giúp khắc phục những hạn chế của thị trường trong việc buộc người tiêu dùng và các công ty phải cân nhắc tới tác hại môi trường của sản phẩm, hàng hóa.

Thuế môi trường còn tạo điều kiện cho người tiêu dùng và doanh nghiệp tự quyết định cách tốt nhất để giảm thiểu tác động mà họ gây ra cho môi trường. Áp thuế môi trường còn khuyến khích đổi mới, sáng tạo ra những giải pháp bảo vệ môi trường tốt hơn và ít tốn kém hơn. Cụ thể, thuế làm tăng chi phí đối với những chủ thể gây ô nhiễm, buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm phương thức sản xuất mới thân thiện hơn với môi trường. Thuế môi trường cũng giúp làm tăng nhu cầu về các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu, tăng tính cạnh tranh của các lựa chọn thay thế ít gây phát thải.

Các loại thuế môi trường được thiết kế tốt có tính minh bạch cao cả về phạm vi và chi phí. Nhìn chung, người dân có thể thấy rõ đối tượng nào bị đánh thuế, đối tượng nào gây ô nhiễm được miễn trừ và chi phí mà đối tượng gây ô nhiễm phải trả cho mỗi đơn vị ô nhiễm tạo ra.

Tác động kép

Các loại thuế liên quan đến môi trường thường không mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước, chỉ chiếm khoảng 5% GDP ở các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và khoảng 3-13% ở những nước khác trên thế giới.

Không giống với các loại thuế khác, mục đích chính của thuế môi trường là nhằm thu hẹp cơ sở tính thuế, hơn là tăng nguồn thu ngân sách.

Một số nước coi thuế môi trường là công cụ tài chính với tác động kép: Vừa tạo ra hiệu ứng cải thiện môi trường, vừa mang lại nguồn thu có thể được sử dụng vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực của thuế lên các hoạt động kinh tế, sinh hoạt của người dân. Bởi trên thực tế, thuế môi trường làm tăng chi phí sản xuất, dẫn tới việc cắt giảm chi phí trong những ngành, lĩnh vực sản xuất khác, ảnh hưởng trực tiếp đến người có thu nhập thấp, hoặc khiến người tiêu dùng phải chi trả nhiều hơn cho hàng hóa, sản phẩm.

Từ giữa những năm 1990, nhiều nước châu Âu đã tiến hành cải cách thuế sinh thái đáng kể và đạt được thành công ở nhiều mức độ khác nhau. Trong nhiều trường hợp, quá trình triển khai cải cách thuế sinh thái không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, mà cũng vấp phải những rào cản nhất định. Ví dụ, ở Đan Mạch, Đức, Anh, Pháp và Ireland, kế hoạch cải cách thuế sinh thái không được thực hiện, chủ yếu do sự thiếu hiểu biết của công chúng về cơ chế thuế mới; người dân hoài nghi về mục tiêu thực sự của kế hoạch cải cách thuế sinh thái…

Bài học này cho thấy, việc thông tin cởi mở, minh bạch về mọi khía cạnh của kế hoạch thuế môi trường, bao gồm cả việc sử dụng nguồn thu từ thuế, có ý nghĩa quyết định tới thành công của quá trình triển khai kế hoạch này; đồng thời, bảo đảm sự tin tưởng của người dân đối với chính sách thuế môi trường.

DT

Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã trên địa bàn 2 huyện.