Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo vệ di sản thiên nhiên ASEAN

PV - 17:34, 16/01/2018

Với sự đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray được công nhận là di sản thiên nhiên ASEAN. Để bảo vệ tốt di sản thiên nhiên này, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray triển khai nhiều hoạt động tăng cường giao khoán, tạo sinh kế cho người dân vùng đệm; cứu hộ động, thực vật rừng.

Tê tê là một trong nhiều loài động vật đang được Trung tâm cứu hộ. Tê tê là một trong nhiều loài động vật đang được Trung tâm cứu hộ.

 

Tạo sinh kế cho dân vùng đệm

Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có 56.249,2ha rừng nằm trên địa bàn các xã Rờ Kơi, Sa Nhơn, Sa Sơn, Mô Rai, thị trấn Sa Thầy (Sa Thầy), Sa Loong, Bờ Y, Đăk Kan (Ngọc Hồi).

Đến thăm rừng giao khoán cho người dân vùng đệm ở xã Sa Sơn, chúng tôi thấy rừng đang được bảo vệ tốt, không có dấu hiệu xâm hại và người dân nhận khoán phấn khởi chăm sóc cây sa nhân dưới tán rừng. A Rứ, làng Ba Rgók, một hộ nhận khoán rừng khoe: Gia đình mình cùng với 10 hộ nhận khoán ở làng được huyện phối hợp với các cán bộ vườn hỗ trợ cây giống, phân bón, chuyển giao kỹ thuật trồng mỗi hộ 2ha sa nhân tím. Nhận khoán bảo vệ rừng, không để xảy ra mất rừng, gia đình cũng như các hộ được Vườn Quốc gia Chư Mom Ray trả gần 400 nghìn đồng/ha.

Ông Nguyễn Văn Bàng, Tổ trưởng cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng cho hay, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray giao khoán cho cộng đồng (11 hộ) bảo vệ 265ha rừng theo chính sách dịch vụ môi trường rừng với mức giao khoán 388 nghìn đồng/ha rừng/năm. Tính ra, hằng năm cộng đồng hưởng trên 100 triệu đồng, bình quân mỗi hộ trên 9 triệu đồng. Có tiền dịch vụ môi trường rừng, các hộ mua con, cây giống, phân bón thâm canh, mở rộng sản xuất và trang trải cuộc sống. Đời sống người dân vùng đệm ngày càng được ổn định và nâng lên.

Bảo tồn đa dạng sinh học
Người dân trồng cây sa nhân dưới tán rừng đem lại thu nhập ổn định. Người dân trồng cây sa nhân dưới tán rừng đem lại thu nhập ổn định.

 

Theo ông Đào Xuân Thủy, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, qua kết quả điều tra, về thực vật đã thống kê được Chư Mom Ray có 1.895 loài (có 80 loài quý, hiếm), thuộc 184 họ và 877 chi. Các loài thực vật quý hiếm như kim giao, thông tre, trắc, cẩm lai…

Về động vật, Chư Mom Ray đã thống kê được 950 loài, thuộc 44 bộ, 155 họ và 610 chi. Trong đó, 120 loài thú, 290 loài chim, 42 loài bò sát, 25 loài lưỡng cư, 108 loài cá nước ngọt, 365 loài côn trùng (bướm). Đặc biệt, Chư Mom Ray có 86 loài thuộc diện quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới...

Theo thống kê, hiện nay, vườn trồng và bảo tồn 224ha cây sao đen, dầu, muồng đen; 3ha trắc; xây dựng được 600m2 nhà lưới để bảo vệ các loài lan trước nhu cầu chơi lan và khai thác lan có nguy cơ làm cạn kiệt các loài lan quý trong rừng.

Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật (thuộc Vườn Quốc gia) hiện đang cứu hộ nhiều loại động vật hoang dã như: khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, tê tê, rùa đất Sê Pôn, rùa núi vàng, kỳ đà... do người dân và các cơ quan chức năng giao nộp. Riêng năm 2017, Trung tâm tiếp nhận, cứu hộ 15 cá thể động vật hoang dã (vượn, khỉ, trăn, cầy hương, rùa...); sưu tập bảo tồn chuyển vị 90 loài lan với hơn 1.000 giá thể lan rừng. Đặc biệt, Trung tâm hiện đang giám sát loài thú móng guốc (bò tót), loài linh trưởng (vượn má hung) xây dựng giải pháp bảo vệ và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh hoạt động bảo tồn, Trung tâm còn tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, thăm quan, học tập và nghiên cứu khoa học. Các đoàn thăm quan khi đến đây đều đánh giá cao về sự đa dạng sinh học, về thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray.

Tăng cường các hoạt động giao khoán rừng, tạo sinh kế cho người dân vùng đệm giữ rừng và triển khai nhiều hoạt động bảo tồn, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray đang bảo vệ và làm phong phú thêm di sản thiên nhiên ASEAN.

VĂN NHIÊN

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.