Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo tồn “Vương quốc gạch gốm” Mang Thít

Phương Nghi - 16:35, 27/08/2021

“Vương quốc gạch gốm” Mang Thít (Vĩnh Long) là nơi sản xuất gạch nổi tiếng và lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Không có mốc thời gian chính xác nhưng từ đầu thế kỷ XX, “Vương quốc gạch gốm” Mang Thít tập trung nhiều ở các xã Mỹ An, Mỹ Phước, Nhơn Phú và Hòa Tịnh (huyện Mang Thít). Những năm 1990, thời điểm phồn thịnh nơi đây có gần 1.500 miệng lò .

Những viên gạch làm từ đất sét được mang phơi trước khi vào lò gạch gốm nung
Những viên gạch làm từ đất sét được mang phơi trước khi đưa vào lò nung

Sau những bước thăng trầm, gần đây, nghề sản xuất gạch ngói ở Vĩnh Long đã có phần lắng dịu, do nguồn đất sét tại địa phương hầu như cạn kiệt và sản phẩm có sức cạnh tranh kém. Hiện chỉ còn 425 cơ sở gạch ngói, gốm với 663 miệng lò. Trong đó, có 111 cơ sở sản xuất với 115 miệng lò còn đang hoạt động.

Trước thực trạng này, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long xây dựng Đề án “Di sản đương đại Mang Thít” nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo mà các thế hệ trước để lại, đồng thời giúp người dân trong vùng chuyển đổi sinh kế, nâng cao đời sống, góp phần phát triển ngành du lịch, tạo đà phát triển kinh tế xã-  hội tại địa phương.

Một goác "Vương quốc gạch gốm” Mang Thít
Một góc "Vương quốc gạch gốm” Mang Thít

“Đề án di sản đương đại Mang Thít” được xây dựng dựa trên ý tưởng khai thác các lò gạch truyền thống hiện có, làm nền tảng, điểm nhấn mang tính đột phá với quy mô lớn, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng. Chính việc làm “sống dậy” những lò gạch cũ rêu phong phục vụ du lịch sẽ tạo sự phát triển cho "Vương quốc gạch gốm" Mang Thít một thời hưng thịnh.

Ông Phan Văn Giàu, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long cho biết: Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc gạch gốm” Mang Thít trở thành một quần thể di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, tỉnh Vĩnh Long vừa phê duyệt xây dựng Đề án di sản đương đại Mang Thít với kinh phí gần 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, tỉnh  cũng đang kêu gọi đầu tư từ nguồn xã hội hóa xây dựng “Vương quốc gạch gốm” Mang Thít trở thành một điểm đến trên bản đồ du lịch khu vực với tổng vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng.

"Vương quốc gạch gốm Măng Thít" nhìn từ trên cao
"Vương quốc gạch gốm Măng Thít" nhìn từ trên cao

“Đây là một di sản kiến trúc cùng nghề truyền thống hết sức độc đáo cần được bảo tồn. Bởi lịch sử của nó được kiến tạo qua hơn 100 năm từ sự giao thoa văn hóa, kỹ nghệ đặc sắc giữa người Khmer, người Kinh và người Hoa. Chúng tôi sẽ phối hợp các ngành cam kết đồng hành cùng người dân khởi nghiệp, xây dựng gói hỗ trợ thỏa đáng cho các hộ dân đồng ý giữ gìn và bảo tồn lò gạch, cùng tỉnh xây dựng và phát triển Đề án “Di sản đương đại Mang Thít”. Đây là chiến lược có thể biến khối tài sản có giá trị 500 tỷ đồng để mang lại giá trị ước tính 1.500 tỷ đồng/năm cho ngành du lịch huyện Mang Thít”, ông Giàu khẳng định.

Gạch gốm đã ra lò
Gạch gốm đã ra lò
Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.