Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của người Ê-đê

PV - 17:33, 03/07/2019

Theo thống kê, huyện miền núi Sông Hinh (Phú Yên) có đến 19 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Ê-đê chiếm 34%, còn lại là các dân tộc khác như: Kinh, Tày, Nùng, Thái, Dao, Hoa, Chăm, Ba Na, Mường... Đời sống văn hóa của các dân tộc nơi đây vô cùng phong phú, mỗi dân tộc đều có những lễ hội truyền thống mang bản sắc riêng, độc đáo.

Lễ cúng bến nước của người Ê-đê ở Sông Hinh, Phú Lễ cúng bến nước của người Ê-đê ở Sông Hinh, Phú Yên 

Người Ê-đê ở Sông Hinh theo quan niệm tín ngưỡng vạn vật hữu linh, mọi vật đều có thần linh ngự trị. Vì vậy, trong quá trình sinh sống và lao động sản xuất, họ tiến hành các nghi lễ nông nghiệp tương ứng (từ khi gieo hạt đến ngày thu hoạch), cũng như các nghi lễ lớn nhỏ theo vòng đời con người (từ lúc sinh ra cho tới lúc nhắm mắt) để cầu mong sức khỏe và tuổi thọ.

Nghi lễ vòng đời bao gồm nhiều lễ nghi khác nhau như: lễ cúng đặt tên, lễ cúng thổi tai, lễ cúng trưởng thành, lễ hỏi chồng, lễ bắt chồng, lễ tiễn đưa, lễ bỏ mả... Bên cạnh đó, người Ê-đê ở Sông Hinh luôn quan tâm tới sức khỏe và sự sống của con người được biểu hiện ở một hệ thống gồm 7 lần (hoặc 9 lần) lễ cầu phúc, cầu sức khỏe cho cả đời người. Họ quan niệm, mỗi người làm đủ các lễ này mới trường thọ.

Theo già Y Típ là Người có uy tín, sinh ra và lớn lên tại xã Ea Trol, tộc người Ê-đê có rất nhiều lễ hội truyền thống, mỗi lễ hội mang màu sắc khác nhau nhưng tựu trung lại vẫn là cầu cho cây cối tươi tốt, bà con dân làng được khỏe mạnh, cuộc sống ấm no và mỗi người dân Ê-đê đều mong muốn gìn giữ và phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê-đê đến các thế hệ mai sau.

Người Ê-đê ở Sông Hinh biểu diễn cồng chiêng. Người Ê-đê ở Sông Hinh biểu diễn cồng chiêng.

Nhằm bảo tồn và hát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS nói chung và dân tộc Ê-đê nói riêng, thời gian qua, Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Sông Hinh đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện như: sưu tầm, giữ gìn và phát huy các loại nhạc cụ dân tộc, các làn điệu dân ca, hát khan, các lễ hội văn hóa truyền thống như: lễ cúng cầu mưa, lễ bỏ mả, lễ mừng nhà mới, lễ cúng trưởng thành…; mời nghệ nhân có kinh nghiệm về tại huyện để tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ văn hóa các xã, thị trấn và nghệ nhân các thôn (buôn) về lý thuyết và thực hành đánh cồng chiêng, nhảy Arap.

Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012-2015, Phòng Văn hóa-Thông tin đã trang bị 12 bộ cồng chiêng cho các thôn (buôn). Hiện nay, trên địa bàn huyện có 15 đội cồng chiêng và 12 CLB Âm nhạc truyền thống dân tộc, với 169 nghệ nhân tham gia hoạt động. Đặc biệt, một số xã đã đầu tư kinh phí và vận động các nghệ nhân để thành lập các CLB đàn hát dân ca, âm nhạc truyền thống dân tộc; Hát Then ở thị trấn Hai Riêng và các xã Ea Ly, Sông Hinh, Ea Bia, Ea Bar, Ea Bá, Ea Lâm...

Ông Phan Thanh Quyền, Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Sông Hinh chia sẻ: Hiện nay, địa phương đang tiếp tục thực hiện Đề án Bảo tồn và Phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc huyện Sông Hinh, giai đoạn 2015-2020. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền vận động để đồng bào DTTS nâng cao nhận thức trong cộng đồng, trong mỗi gia đình về bảo tồn bản sắc văn hóa; ưu tiên nguồn kinh phí để phục dựng một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của người Ê-đê; giữ gìn các loại nhạc cụ truyền thống, các làn điệu dân ca của đồng bào các dân tộc…

PHƯƠNG LÊ

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.