Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Cảng Quân sự Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

P. Ngọc - 17:36, 16/06/2021

Một trong những mục tiêu quan trọng trong Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Cảng Quân sự Đông Hà, tỉnh Quảng Trị được nêu tại Quyết định số 934 của Thủ tướng Chính phủ là bảo tồn, tôn tạo di tích Cảng Đông Hà, di tích thành phần trong hệ thống các Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, trở thành nơi giới thiệu và giáo dục cho các thế hệ mai sau về lịch sử đấu tranh giữ nước vẻ vang của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Một góc cảng Quân sự Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Báo Nhân dân
Một góc cảng Quân sự Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Báo Nhân dân

Theo Quyết định 934/QĐ-TTg, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch có diện tích khoảng 8,2 ha, thuộc địa phận phường 2, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Về quy mô lập quy hoạch: Phần diện tích còn lại của di tích là 1,523 ha, là khu vực bảo vệ di tích theo Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 9/12/2013; trong đó: Diện tích Khu vực bảo vệ I là 0,615 ha và Khu vực bảo vệ II là 0,908 ha.

Ranh giới lập quy hoạch: Phía Bắc giáp sông Hiếu; phía Nam giáp đường Bùi Thị xuân; phía Đông giáp Hải Đội 2 Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị; phía Tây giáp Khách sạn Sài Gòn-Đông Hà. 

Nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch gồm: Khảo sát, điều tra, sưu tầm tài liệu, tổng hợp dữ liệu, số liệu, thông tin lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội liên quan đến di tích; đo, vẽ bổ sung các hạng mục kiến trúc, cảnh quan di tích; khảo sát đo đạc địa hình phạm vi quy hoạch; đánh giá hiện trạng kỹ thuật của các công trình.

Bên cạnh đó, đánh giá mối quan hệ của di tích Cảng Đông Hà trong hệ thống các di tích kháng chiến chống Mỹ của khu vực, vai trò của di tích trong mối liên hệ vùng về lịch sử, địa thế, cảnh quan.

Ngoài ra, đánh giá hiện trạng khu vực di tích gồm: Cấu trúc địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn; môi trường tự nhiên; cấu trúc quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan khu vực; hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực di tích; tình hình kinh tế - xã hội của khu vực ảnh hưởng đến việc lập và triển khai quy hoạch; các dự án có liên quan hỗ trợ phát huy giá trị di tích.

Định hướng quy hoạch cần xác định phạm vi, ranh giới của di tích trên cơ sở diện tích đất hiện có và nhu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Xác định ranh giới các khu vực bảo vệ di tích, kiến nghị về việc điều chỉnh các khu vực bảo vệ di tích; phân vùng chức năng: Vùng bảo vệ di tích; vùng bảo vệ cảnh quan, phát huy giá trị di tích và dịch vụ du lịch; định hướng quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.