Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo tồn dân ca, dân vũ của người Hà Nhì

H. Thắm - P. Ly - 08:18, 14/04/2023

Thời gian qua, đứng trước nguy cơ mai một bởi sự giao thoa văn hóa, huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) lựa chọn xã Ka Lăng làm điểm thành lập Câu lạc bộ (CLB) dân ca, dân vũ dân tộc Hà Nhì.

Lễ ra mắt CLB dân ca, dân vũ dân tộc Hà Nhì, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè
Lễ ra mắt CLB dân ca, dân vũ dân tộc Hà Nhì, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè

Trong nền văn hóa chung, người Hà Nhì đã sáng tác các điệu múa phục vụ tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tâm linh, mang tính tập thể. Theo đó, nghệ thuật biểu diễn cũng rất đa dạng với các điệu múa như: múa trống, múa lên nương, múa dệt vải, múa nón, múa giã bạn, múa xòe…, phản ánh các mặt đời sống sinh hoạt phong phú của đồng bào. Bởi vậy, mỗi buổi sinh hoạt của CLB dân ca, dân vũ dân tộc Hà Nhì của xã Ka Lăng đều rất sôi động.

Hôm chúng tôi đến ghi hình tại xã Ka Lăng, tiết mục múa nón được các thành viên CLB lựa chọn để tập luyện. Đạo cụ chính là chiếc nón giang. Những nhịp chân kết hợp với chuyển động của đôi tay nhẹ nhàng, uyển chuyển của người phụ nữ Hà Nhì theo điệu nhạc truyền thống rất ấn tượng.

Tiếp đến là bài múa xòe vòng, thu hút nhiều người dân cùng tham gia. Khi tiếng trống vang lên, mọi người đồng loạt đưa 2 tay chụm lên trước, 2 chân hơi nhún. Khi người cầm chiêng múa tả cảnh úp bắt cá thì những người khác lại đứng thành một vòng, vung tay, bước chân theo nhịp trống và di chuyển vòng từ trái qua phải và ngược lại.

Anh Mạ Lý Phạ, Chủ nhiệm CLB dân ca, dân vũ xã Ka Lăng, huyện Mường Tè cho biết, mỗi bài dân ca, dân vũ truyền thống của đồng bào Hà Nhì nơi đây đều có bản sắc riêng. Riêng các bài múa, động tác đơn giản, không có những bước quay, nhảy mạnh và mang tính tập thể, tính cộng đồng cao.

Thành viên CLB dân ca, dân vũ dân tộc Hà Nhì tích cực luyện tập, sinh hoạt
Thành viên CLB dân ca, dân vũ dân tộc Hà Nhì tích cực luyện tập, sinh hoạt

Cũng theo anh Phạ cho biết, CLB dân ca, dân vũ dân tộc Hà Nhì được thành lập từ tháng 12/2022, có 30 thành viên. Được sự hỗ trợ trang thiết bị, nhạc cụ, đạo cụ của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, các thành viên trong CLB đã tích cực tập luyện các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống, tham gia sôi nổi các phong trào văn hóa, văn nghệ tại địa phương. Nhiều thành viên tuổi đã cao nhưng vẫn tích cực tham gia sưu tầm, phục dựng và truyền dạy những bài dân ca, dân vũ.

Với sự định hướng, hỗ trợ của cơ quan chuyên môn huyện, phong trào luyện tập, biểu diễn văn hóa văn nghệ đã lan tỏa, thực sự đi vào đời sống của người Hà Nhì ở Ka Lăng. Đây thực sự là mô hình sinh hoạt tập thể, góp phần quan trọng lưu giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Hà Nhì ở Mường Tè. Tạo nền tảng quan trọng để Mường Tè tiếp tục nhân rộng ra các địa phương, dân tộc khác trên địa bàn. Xây dựng thành các loại hình sản phẩm văn hóa đặc thù nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, tạo ra các nguồn thu bền vững cho người dân.

Ông Tống Văn Kem, Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mường Tè: Việc thành lập CLB dân ca, dân vũ dân tộc Hà Nhì cũng chính là cụ thể hóa Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.