Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bảo Lạc (Cao Bằng): Gần 400 thanh, thiếu niên được học tiếng dân tộc Lô Lô

Nguyệt Anh - 15:01, 18/03/2021

Để bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của người Lô Lô, huyện Bảo Lạc đã tổ chức 6 dạy tiếng dân tộc Lô Lô (đen) theo hình thức truyền khẩu cho gần 400 thanh - thiếu niên dân tộc Lô Lô 2 xã: Hồng Trị, Cô Ba.

Đồng bào Lô Lô ở Cao Bằng bảo tồn khá nguyên vẹn trang phục truyền thống của dân tộc mình. (Ảnh TL)
Đồng bào Lô Lô ở Cao Bằng bảo tồn khá nguyên vẹn trang phục truyền thống của dân tộc mình. (Ảnh TL)

Các lớp học được tổ chức trong 2 năm (2019 - 2020), do các bậc cao niên dạy tiếng Lô Lô theo hình thức truyền khẩu trực tiếp, không có chữ viết phiên âm. Nội dung gồm: Lịch sử dân tộc Lô Lô; gia đình, dòng tộc; các làn điệu dân ca trong lao động sản xuất, hát đối đáp giao duyên, hát mừng nhà mới, hát đám cưới, mừng thọ; các bài cúng tế sử dụng trong các ngày hội truyền thống của dân tộc Lô Lô…

Sau lớp học, thanh-thiếu niên dân tộc Lô Lô đã tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nghi lễ, lễ hội truyền thống, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Lô Lô trên địa bàn.

Dân tộc Lô Lô là 1 trong 16 dân tộc rất ít người của nước ta. Tại Cao Bằng, dân tộc Lô Lô sinh sống chủ yếu ở 2 huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm với hơn 2.800 người. Riêng huyện Bảo Lạc, người Lô Lô cư trú tập trung ở 3 xã: Kim Cúc, Hồng Trị, Cô Ba với 294 hộ, 1.427 nhân khẩu, chiếm 2,7% dân số toàn huyện. Đến nay, người Lô Lô vẫn gìn giữ gần như nguyên vẹn những nét văn hóa phong phú, đặc sắc từ lâu đời như: ngôn ngữ, tiếng nói, làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc, lễ hội, kiến trúc nhà sàn, trang phục, nghề thủ công, đánh trống đồng. Dân tộc Lô Lô có ngôn ngữ riêng nhưng không có chữ viết mà chỉ truyền khẩu.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.